Mang thai và sinh đẻ
   Lưu ý về cân nặng trong thai kỳ
 

Trọng lượng người mẹ đóng vai trò quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh; bởi vì, sự tăng cân của mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

Tất nhiên, bạn cần đảm bảo có trọng lượng lý tưởng lúc trước mang bầu và trong quá trình mang thai, sự tăng cân của mẹ cũng cần được duy trì ở mức phù hợp. Một số người mẹ tăng cân quá nhiều, còn một số khác, tăng cân quá ít.

 

Khi mẹ tăng cân nhanh

Bạn cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải trong suốt thai kỳ. Bé sẽ nhận được những chất dinh dưỡng có lợi mẹ dung nạp vào cơ thể hàng ngày.

Cân nặng của bạn có sự dao động theo từng giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cân nặng quá bấp bênh hoặc đột ngột thay đổi bất thường, nó có thể tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe mà bạn cần đi khám.

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy sự tăng cân là bất thường:

- Tăng quá 1,5kg mỗi tuần trong suốt quý II.

- Tăng quá 1kg trong bất kỳ một tuần nào của quý III.

- Không tăng cân trong hai tuần liên tiếp, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ.

- Tăng cân ngoài kiểm soát, dù bạn đã thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cân bằng và hợp lý.

Nếu cân nặng dao động bất thường, bạn cần đi khám sớm. Tránh bị ám ảnh bởi cân nặng của bạn mỗi ngày. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, bạn sẽ sớm có mức cân nặng hợp lý.

Trọng lượng của thai nhi

Trọng lượng của bé có liên quan đến những trục trặc về sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bẩm sinh và khi đã trưởng thành. Có rất nhiều yếu tố quyết định trọng lượng của bé sơ sinh nhưng cân nặng của mẹ vẫn đóng vai trò lớn

Bé sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5kg được coi là nhẹ cân. Bé nhẹ cân, sinh non (chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ) dễ bị chậm phát triển, mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch. Nhóm bé này cũng dễ bị suy giảm khả năng học tập về sau. Ngoài ra, bé sinh non, nhẹ cân còn dễ bị mắc bệnh về hen suyễn, nhiễm trùng tai

Nhóm bé sơ sinh nặng cân (trên 4-4,5kg) cũng tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe. Thai nặng cân mang đến khó khăn cho cả mẹ và con trong quá trình chuyển dạ, rối loạn lượng đường trong máu. Bé sơ sinh thừa cân cũng có thể tiếp tục bị thừa cân, khi đã lớn lên.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Triệu chứng sản phụ bị trầm cảm sau sinh (12/11)
 Những quan niệm sai lầm của phụ nữ khi mang thai (11/11)
 Những dấu hiệu sức khỏe không nên lơ là (11/11)
 10 thực phẩm có lợi cho thai phụ (11/11)
 Văcxin cần thiết trước và trong thai kỳ (10/11)
 Giảm khó chịu ở đôi chân khi mang bầu (9/11)
 Lo lắng vì bị ngã trong thai kỳ (6/11)
 Phát hiện sớm dị tật ở bé gái (6/11)
 Sản phụ bị bế sản dịch vì không chịu vận động (6/11)
 Chớ uống rượu khi mang thai! (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i