Giáo dục trẻ
   Con tôi muốn trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý
 

Câu hỏi:

Con trai tôi thích là tâm điểm của mọi sự chú ý, không chỉ ở nhà, mà đặc biệt là ở trường. Vì vậy mà ở lớp bé không chú ý nghe hướng dẫn từ cô giáo, và sau đó bé chẳng biết mình phải làm cái gì. Bé cười vào những thời điểm không thích hợp. Thường xuyên ngắt lời hay xen ngang vào lời nói của cô. Đôi khi, bé trở nên bất lịch sự và thiếu tôn trọng khi cô giáo nói và hướng dẫn cả lớp vì bé vẫn cứ cười nói. Chúng tôi có thể làm gì để giúp bé chấm dứt hành vi không hay này? Cô giáo đã sử dụng góc phạt để bắt bé đứng ra ngoài hành lang khi bé không tuân thủ các quy định ở trong lớp. Nhưng cách đó cũng chỉ đôi khi có tác dụng.

Trả lời:

Bạn nói rằng bé thích trở thành tâm điểm của sự chú ý trong gia đình. Nó có thể là việc cố gắng thu hút sự chú ý của người lớn - những hành vi bé được học để trở nên đáng yêu hơn, nhưng giờ bé đã đi học.

Bé thực sự chỉ đang sử dụng lại những hành vi khi chúng cảm thấy bất an. Ví dụ, trước đây khi bé làm điều gì đó theo kiểu này, bạn sẽ cười, bạn gọi cả gia đình ra chứng kiến xem bé đang có những cử chỉ thật đáng yêu. Bé làm lại điều đó, và mọi người phản ứng giống như thế. Bé bắt đầu học được rằng hành vi như thế sẽ có cùng tác dụng trong những tình huống khác nhau: để gây cười khi bé đang cảm thấy không thoải mái hay khi bé muốn kết nối với mọi người. Ở trường, bé cố gắng thực hiện những điều có tác dụng tương tự cho bé trong quá khứ. Bé chưa biết bất cứ phương pháp nào khác.

Trẻ em có khả năng truyền đạt thông qua hành vi tốt hơn là bằng lời nói. Hãy cố gắng để bé và giáo viên có sự hiểu nhau rõ hơn về những gì bé đang cố gắng thể hiện. Nếu bé hành động thái quá có thể là vì bé đang cố gắng tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó, hãy dạy bé những cách cần thiết. Trong trường hợp bé gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè ngang hàng, bé có thể cần được chỉ dẫn để học cách hòa nhập trong nhóm.

Thời gian để bé đứng một chỗ suy nghĩ cũng là cần thiết, nhưng không có gì có tác dụng 100% cả. Có thể điều đó sẽ giúp bé bình tĩnh hơn, hoặc nó cũng có thể làm tăng thêm những hành vi không phù hợp trong cố gắng giao tiếp với cô giáo của bé. Hãy cho bé cơ hội được thực hiện và giành được sự quan tâm chú ý trong những tình huống tích cực hơn tại trường và ở nhà, bằng cách giao cho bé những nhiệm vụ có thể hoàn thành một cách vừa sức. Một chuyên gia tư vấn tâm lý cho trẻ nhỏ cũng có thể giúp bé định hình và có thêm khả năng điều chỉnh mà không làm ảnh hưởng tiêu cực tới cảm giác và hành vi của bé. Điều này có thể giúp bé có được một cách thức hữu ích hơn trong giao tiếp với mọi người.

Tác giả: Debra Collins - Bác sĩ trị liệu gia đình

Theo: www.greatschools.net
Ngọc Mai mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy bé cách chia sẻ (1/12)
 Cháu hư tại... ông bà (30/11)
 Bé thích quăng đồ khi nóng giận (30/11)
 Đã tới lúc dạy bé cách thu dọn đồ chơi! (30/11)
 Các bé gái biết sợ béo từ tuổi lên… 3 (27/11)
 Khi con muốn thành ngôi sao (26/11)
 Giật mình khi con có biểu hiện lệch lạc giới tính (26/11)
 11 gợi ý dạy toán cho bé mẫu giáo (26/11)
 Xử trí khi bé hay đổ lỗi cho người khác (26/11)
 Khó dạy con vì chồng hay 'chen ngang' (25/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i