Não bộ của trẻ
   Chủ đề 09: Âm nhạc và toán học
 

Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)

Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.

Các nhà khoa học cho biết những gì?

Lắng nghe và tạo ra âm nhạc làm cho các liên kết trong não bộ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều lần. Các liên kết mạnh này cũng có tác dụng trợ giúp bé giải quyết những vấn đề logic. Vì vậy, hãy cùng bé thưởng thức âm nhạc ngay bây giờ, điều đó giúp chuẩn bị tốt cho việc học toán của con bạn ở trường phổ thông sau này.

Chia sẻ âm nhạc cùng nhau.

Hầu như mọi đứa trẻ đều muốn nghe bố mẹ chúng hát. Bất kể giọng bạn thế nào. Hãy hát cho trẻ nghe khi bạn ôm bé. Bé sẽ cảm thấy sự rung động từ cơ thể bạn, và chăm chú lắng nghe giọng hát. Hát đi hát lại các bài hát sẽ giúp chuẩn bị cho bộ não sẵn sàng nghe và nói. Bé sẽ sớm tạo ra được âm thanh, giống như "gừ gừ" hay bập bẹ.

Con bạn sẽ đu đưa, lắc lư, vỗ tay, nhảy lên và di chuyển cơ thể khi bạn chơi nhạc. Sáng tác những bài hát của riêng bạn, liên quan tới các việc hàng ngày. Chọn những giai điệu gần gũi và đưa tên bé vào trong bài hát. Tìm kiếm những thứ có thể tạo ra âm thanh xung quanh nhà, giống như chai lọ, thìa gỗ...

Âm nhạc với trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Âm nhạc có tầm quan trọng lớn, nó có thể là một phần cuộc sống của bất cứ ai, đặc biệt với trẻ thơ. Một đứa trẻ nếu có nhu cầu đặc biệt, thì vẫn có thể yêu thích âm nhạc và có được nhiều lợi ích từ âm nhạc.

- Nếu con bạn chậm trễ trong việc phát triển ngôn ngữ, thì việc hát những bài hát gần gũi là một cách tốt để giúp bé học thêm các từ mới. Đôi khi bé sẽ thấy dễ dàng hơn để hát những bài hát có giai điệu đơn giản và những câu - từ lặp đi lặp lại so với việc nói vài từ đơn giản bình thường.

- Nếu con bạn mất khả năng nghe, bé có thể không nghe thấy những từ ngữ rõ ràng như mọi người bình thường, nhưng bé vẫn có thể cảm thấy sự cử động của môi, sự rung động của âm thanh và di chuyển theo. Khuyến khích bé vỗ tay theo giai điệu của bài hát cùng bạn.

- Nếu con bạn không thể nhìn được, hãy nắm tay bé khi bạn vận động theo nhạc. Hát các bài hát và yêu cầu bé động đậy ngón chân, khuỷu tay và lắc tay bé theo nhịp.

- Nếu con bạn có hạn chế về thể chất, bạn có thể giúp bé di chuyển theo giai điệu và cùng bé thưởng thức âm nhạc.

Phát triển toán học thông qua các hoạt động hàng ngày.

Toán học có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là đếm và nhận ra con số. Nó còn bao gồm cả việc học về nhiều hơn - ít hơn, về nhiều - ít, về nặng - nhẹ, ngắn - dài. Toán học cũng bao gồm việc học hình dạng, hình khối (tròn, vuông, tam giác...); nhận ra các mẫu hình có cùng quy luật (đỏ - xanh - vàng - đỏ - xanh - vàng...); và so sánh (cái nào nhiều hơn và cái nào ít hơn).

Không cần phải luyện tập suốt cả ngày với các tờ tranh có chữ, số. Và bạn cũng không cần thiết phải là người vô cùng giỏi giang về toán. Trong các hoạt động bình thường hàng ngày, có rất nhiều cơ hội để "nói về toán".

- Trên bàn ăn, hãy nói về cái cốc của bé đầy nước hay rỗng. Hỏi bé các câu hỏi như: "Con có muốn ăn cả cái bánh không? Hay chỉ ½ thôi nhé?". Một lần khác, hãy yêu cầu bé: "Chúng ta nên cắt bánh thành hình tam giác hay hình vuông nào?"

- Để bé giúp bạn sắp xếp quần áo trước khi đi giặt, hoặc xếp những đôi tất lại với nhau khi thu quần áo từ chỗ phơi, gấp và để vào tủ.

- Hát những bài hát có giai điệu vui nhộn và lời bài hát nhắc tới các con số. Ví dụ: "Một với một là hai, hai thêm hai là bốn, bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều"...

- Chơi những trò chơi như: Làm theo yêu cầu: Hãy bước 5 bước ngắn về phía trước, quay vòng quanh 2 lần...

- Khi bạn và bé chơi với những chiếc xe tải đồ chơi, hay khối hình xây dựng, hãy nói: "Ôi, con có rất nhiều thứ đồ chơi, mẹ chỉ có một ít. Xem này, em con không có gì cả. Chúng ta sẽ chia cho em ấy 1 cái ô tô nhé!"

- Đếm và chạm vào các cúc áo của con khi bạn mặc áo cho bé.

- Để bé giúp bạn đếm các miếng táo vừa được cắt xong, đếm các quả chuối trên đĩa...

- Để bé giúp bạn xếp bàn ăn. Để bé đếm số đĩa thức ăn, đếm số người để lấy ra số bát đũa tương ứng. Giúp bé so đũa, đặt đũa cạnh bát, chia khăn ăn cho mọi người...

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


coduoiga

Bài viết hay
Ngày gửi: 6/26/2010 12:14:33 PM

Bài viết rất hay và có ích cho ai quan tâm đến trẻ nhỏ. Cám ơn chị Ngọc Mai nhé!


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chủ đề 10: Di chuyển và hành động (3/12)
 Chủ đề 11: Vui chơi - Cách thức học tập và lớn lên đặc biệt của trẻ em. (3/12)
 Chủ đề 12: Nghệ thuật – một loại hình ngôn ngữ khác (11/12)
 Chủ đề 13: Tự chăm sóc bản thân (11/12)
 Chủ đề 14: Chọn trường cho bé (11/12)
 Chủ đề 15: Những điều cần lưu tâm, ghi nhớ (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i