Giáo dục mầm non
   Phải học lớp 1 từ... 4 tuổi!
 

Bốn tuổi bé đã “được” đi học ba ca: sáng - chiều học chính khóa ở trường mẫu giáo, tối đi học thêm.

Liên khúc đi học từ sáng đến tối ấy cứ thế diễn ra đến khi bé lên lớp lá (5 tuổi) rồi vào lớp 1 ở trường tiểu học... Chuyện học thêm từ khi còn là HS mẫu giáo đã trở nên quen thuộc và phổ biến ở TP.HCM...

Sợ thua kém con người ta!

 
 Trong trường mầm non đã có những môn "làm quen với văn học", "làm quen với chữ viết" như thế này để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, không cần phải cho trẻ học sớm
Cuối tháng 12-2005, chị Lâm chạy nháo nhào đi tìm giáo viên dạy chữ cho cô con gái rượu mới 4 tuổi của mình: “Trời ơi, mình khờ quá! Hỏi ra mới biết con người ta đi học từ đầu năm học hết rồi”. Yêu cầu của chị đưa ra: “Bắt buộc phải là giáo viên tiểu học chứ giáo viên mầm non làm sao dạy tốt chương trình lớp 1”.

Hiện tại cứ sau giờ học ở trường mầm non, 16g30 cô bé con chị Lâm được mẹ đón đi ăn chiều rồi chở thẳng đến nhà thầy học thêm. 4 tuổi bé đã làm HS lớp 1, có bữa gần 21g mới được về nhà.

Những ngày đi thực tế, người viết bài này đã gặp khá nhiều phụ huynh. Với câu hỏi “trẻ mẫu giáo học chương trình lớp 1 trước để làm gì?”, câu trả lời của phụ huynh khá giống nhau: “Con người ta đi học thì con mình cũng phải đi học chứ, sau này không sợ thua kém bạn bè. Nghe nói giáo viên lớp 1 bây giờ giảng nhanh lắm, không học trước theo không kịp đâu”.

Trên thực tế, tình trạng trên không phải không xảy ra. Bà C.M. - phụ huynh HS lớp 1 Trường tiểu học CX - bức xúc phản ảnh: “Cháu tôi bị cô giáo đánh giá “tiếp thu chậm, chữ viết xấu”. Cô bảo nếu không học thêm sẽ không theo kịp các bạn vì trong lớp đa số HS đều đã học trước chương trình lớp 1 từ hồi mẫu giáo. Rút kinh nghiệm, tôi đã truyền đạt “bài học” này cho tất cả cháu nội, ngoại của mình để bố mẹ chúng liệu mà cho con đi học trước”.

Nguy cơ cận thị, vẹo cột sống...

Lẽ nào chương trình lớp 1 yêu cầu HS phải học trước từ khi lên 4 tuổi? Ông Lê Ngọc Điệp - trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD- ĐT TP.HCM - khẳng định: “HS chỉ cần học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi ở trường mầm non (theo chương trình của Bộ GD-ĐT) là tiếp thu tốt chương trình lớp 1”.

Thế thì tại sao nhiều HS lại lâm vào tình cảnh như cháu của bà C.M.? Hiệu phó một trường tiểu học ở Q.9 đã nhìn nhận: “Trong một lớp có nhiều HS học trước nên giáo viên thường bỏ qua các bước cơ bản, lướt chương trình khá nhanh. Ví dụ như đầu năm học HS phải tập viết các nét, sau đó mới ráp lại thành con chữ; phải tập đồ chữ cho quen tay, mềm dẻo các ngón tay sau đó mới tự viết. Nhưng thấy nhiều em đã biết viết chính tả nên giáo viên bỏ qua các bước ấy. Những em chưa học trước sẽ đuối...”.

Trong khi đó, dạo một vòng quanh các lớp dạy thêm dành cho HS mẫu giáo, mới thấy nhiều hậu quả tiềm ẩn: mỗi lớp học thường từ 3-20 HS đặt tại nhà giáo viên với bàn ghế không đúng qui cách (có giáo viên lấy bàn nước của gia đình làm bàn học cho HS), thiếu ánh sáng (điện dùng chung cho sinh hoạt gia đình), HS ngồi chen chúc, ngả nghiêng, có em phải nhoài người nằm dài trên bàn (vì bàn quá cao) mà viết, có em cúi sát xuống mặt bàn, có em mệt mỏi vừa học vừa ngáp dài...

Và không phải ngẫu nhiên khi giáo viên N.T. - khối trưởng khối 1 Trường tiểu học NVH - đúc kết: “Hầu hết HS học trước chương trình đều không biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết..., viết chữ sai về qui tắc, kích thước... Điều đáng nói là những thói quen tai hại ấy đã trở thành “nếp” từ một, hai năm trước, khi vào lớp 1 rất khó sửa. Có em viết chữ số 8 cứ hai chữ O ghép lại, hoặc có em cứ phát âm “lan” là “lang”. Chưa kể một số em còn ỷ lại “biết hết rồi” không chịu nghe giảng nữa”.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, cảnh báo: “Trẻ học sớm rất dễ bị bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, chán học (do các cơ tay còn vụng về, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay dẫn đến mệt mỏi). Bộ GD-ĐT đã có những nghiên cứu khoa học cho thấy: tâm sinh lý, thể lực, trí lực của trẻ em 4-5 tuổi chỉ có thể học chương trình mẫu giáo”.

Ông Lê Ngọc Điệp cũng khuyến cáo: “Nguyên tắc sư phạm, giáo viên lớp 1 phải dạy theo đúng chương trình - coi như trẻ chưa được học chữ. Nhân đây tôi cũng khuyên phụ huynh không cần phải cho con em đi học trước chương trình.

Những kỹ năng cơ bản của HS lớp 1 như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, qui trình viết các nét, các chữ, các số... được xem là nền tảng. Nếu không được hướng dẫn và rèn luyện đúng cách, nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập suốt đời của HS sau này”.

Tuổi Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát triển giáo dục mầm non vùng sâu, vùng xa (17/1)
 Mầm non Họa Mi 2, quận 5: Cùng bé “Trẩy hội mùa xuân” (16/1)
 Tự chủ không chỉ ở khía cạnh tài chính! (13/1)
 TP.HCM: giáo viên mầm non phải biết chương trình tiểu học (13/1)
 Phòng GD Quận Bình Thạnh: Sơ kết học kỳ I năm học 2005-2006 bậc mầm non. (12/1)
 Trường CĐSPMGTW3 kết hợp với giảng viên Úc tổ chức tập huấn. (11/1)
 Phổ biến rộng rãi phần mềm giáo dục KidSmart (11/1)
 Trẻ mẫu giáo học viết chữ có thể bị vẹo cột sống (10/1)
 TP Hồ Chí Minh: Trường mầm non Sơn Ca 5 (Q.12) được công nhận đạt chuẩn quốc gia (7/1)
 Giáo viên mầm non phải có ý thức cải thiện môi trường học tập (6/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i