Giải trí
   Chương trình giải trí các nơi.
 

Hà Nội

28 Tết (Ngày 27.1):
Quảng trường Nhà hát lớn: Chương trình ca múa nhạc đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật tại thủ đô với chủ đề Tổ quốc - Mùa xuân và Sức trẻ- mùa xuân.

29 Tết (ngày 28.1): Chương trình nghệ thuật tổng hợp diễn ra ở khắp 20 sân khấu ngoài trời trong thành phố đón giao thừa, bắt đầu từ 20 giờ. Trong đó tiêu biểu:

Trấn Ba - Đền Ngọc Sơn: Chương trình nghệ thuật truyền thống của Nhà hát chèo HN, tại đây lãnh đạo TP Hà Nội sẽ đón giao thừa cùng nhân dân thủ đô.

 Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 7 điểm
Số điểm bắn pháo hoa tăng lên và ra đến ngoại thành. Pháo hoa tầm cao sẽ bắn tại hồ Hoàn Kiếm. 6 điểm còn lại bắn pháo hoa tầm thấp gồm: Hồ Tây, hồ Ngọc Khánh, SVĐ quốc gia Mỹ Đình, Khu đô thị mới Đền Lừ, SVĐ Đông Anh và vườn hoa Gia Lâm.

Quảng trường Nhà hát lớn: 20 giờ gồm các tiết mục Trống hội và múa cờ (Nhà hát tuồng T.Ư), nhà hát ca nhạc nhẹ T.Ư. Đất nước trọn niềm vui (Nhà hát ca múa nhạc VN), Việt Nam gấm hoa, Sắc màu Tây Nguyên, Ngày dịu dàng, Thì thầm mùa xuân (Nhà hát nhạc nhẹ T.Ư). Với sự tham gia của các ngôi sao Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồ Quỳnh Hương, Đăng Dương, Việt Hoàn, Đình Nguyên, Thái Thùy Linh... và các người mẫu Hà Nội.

Đền Bà Kiệu: Chương trình ca nhạc tổng hợp Chào năm mới của Đoàn ca múa nhạc Thăng Long. Các ca sĩ Mỹ Linh, Thanh Lam, Tấn Minh, Đức Long, Mai Hoa...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục: Chương trình xiếc ngoài trời của Đoàn xiếc HN.

Các chương trình nghệ thuật này sẽ lần lượt diễn 50 buổi trong suốt thời gian Tết nguyên đán phục vụ nhân dân ngoại thành và các xã vùng xa trung tâm.

Các hoạt động văn hóa chào xuân Bính Tuất (Diễn ra trước và sau Tết)

Tại Văn miếu Quốc Tử Giám:

Mùng 2 - mùng 4: Thi đấu cờ người - cờ bỏi.

Mùng 4: Trưng bày và biểu diễn nghệ thuật thư pháp của các nhà thư pháp trẻ thủ đô.

Mùng 5: Giới thiệu thơ Tết qua các thời kỳ.

Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ: Triển lãm ảnh ngoài trời Văn hóa người Hà Nội.

Các di tích lịch sử và văn hóa sẽ mở cửa trong thời gian Tết để mọi người tham quan.

Lễ hội văn hóa truyền thống:

- Mùng 4: Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Thanh Trì.

- Mùng 5: Lễ hội gò Đống Đa.

- Mùng 6: Lễ hội Cổ Loa và lễ hội đền Sóc Sơn.

Trong suốt thời gian lễ hội, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian còn có các hoạt động TDTT như vật dân tộc, bắn nỏ, bóng chuyền, cầu lông, biểu diễn võ thuật...

Các hoạt động triển lãm:

- Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại vườn hoa Indra Gandi

- Triển lãm mỹ thuật chủ đề Mùa xuân của các họa sĩ thủ đô tại 93 Đinh Tiên Hoàng và 47 Tràng Tiền.

- Triển lãm Nhận diện Thăng Long tại thành cổ, trưng bày các tác phẩm sơn dầu về Thăng Long xưa và các cổ vật mới tìm thấy trong khu khảo cổ Hoàng thành thăng long vừa qua.

- Triển lãm cổ vật 12 con giáp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam

- Bảo tàng dân tộc học: Các chương trình triển lãm trong nhà và ngoài trời đan xen nhau phong phú, mở cửa trong suốt thời gian Tết

Tuần lễ phim "Mừng đất nước - Mừng Đảng - Mừng xuân" tại các rạp nội thành và 50 buổi chiếu phục vụ nhân dân ngoại thành từ mùng 2 - 11 Tết.

Chương trình giải trí TP.HCM

Sân khấu ca nhạc Lan Anh:

Dịu dàng sắc xuân là chủ đề của chương trình ca múa nhạc chào mừng xuân Bính Tuất sẽ diễn ra lúc 20 giờ từ ngày mùng 2 đến mùng 8 Tết. Chương trình với phần tham gia của Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Lam Trường, Mỹ Tâm, Quang Dũng, Thanh Thảo, Minh Thuận, Đoan Trang, Việt Quang, Nguyễn Phi Hùng...; các nghệ sĩ hài: Bảo Quốc, Tấn Beo, Hồng Tơ, Anh Vũ, Việt Hương, Thúy Nga, Cát Phượng.

Sân khấu Trống Đồng: 
 
Chương trình ca nhạc chủ đề Hội ngộ mùa xuân sẽ bắt đầu diễn ra vào mùng 1 Tết với phần tham gia của các ca sĩ: Cẩm Ly, Đan Trường, Đoan Trang, Khánh Ngọc...

Sân khấu Cầu Vồng 126:

Ca nhạc tạp kỹ chủ đề Mừng xuân 2006 từ mùng 1 đến mùng 10 Tết với sự tham gia của các ca sĩ: Đàm Vĩnh Hưng, Ngọc Sơn, Cẩm Ly, Nguyên Vũ, Vân Quang Long...; các diễn viên hài: Hữu Châu, Thúy Nga, Anh Vũ...

Phòng trà Đồng Dao:

Đêm nhạc Đàm Vĩnh Hưng vào hai đêm mùng 1 và mùng 2 Tết; Đêm nhạc Quang Dũng mùng 3 và mùng 5 Tết; Đêm nhạc Elvis Phương mừng sinh nhật mùng 4 Tết.

Phòng trà M&Tôi:
 
Đêm nhạc Elvis Phương vào lúc 21 giờ mùng 1 Tết; Đêm nhạc Quang Dũng vào mùng 2 và mùng 4 Tết; Đêm nhạc Đàm Vĩnh Hưng lúc 21 giờ ngày mùng 5 Tết.

Phòng trà Yesterday:

Chương trình ca nhạc chủ đề Xuân yêu thương diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 5 Tết với phần tham gia của trên 10 ca sĩ phòng trà tại TP.HCM.

Phim chiếu rạp 

Phim 2 trong 1
 
Trong những ngày này, bộ phim 2 trong 1 và Đẻ mướn đã thực sự khởi động, sau 4 ngày công chiếu phim 2 trong 1 và đẻ mướn đã có  hàng chục ngàn lượt khán giả đến thưởng thức đã tạo ra không khí thật nhộn nhịp, sôi động hẳn lên tại các cụm rạp Thăng Long, Đống Đa, Galaxy, Diamond, Cinebox. Phim Đẻ mướn và 2 trong 1 sẽ tiếp tục trình chiếu trong những ngày tới trên hệ thống rạp toàn quốc. Như vậy, phim Việt sẽ tiếp tục "làm mưa làm gió" ngay chính sân nhà của mình. Ngoài hai phim truyện nhựa Việt Nam, bộ phim Ngàn ly không say của điện ảnh Mỹ - Hãng Panaroma - Film Unlimited  cũng sẽ công chiếu từ ngày 27.1 trên hệ thống rạp toàn TP.HCM như: Cinebox, Diamond, Galaxy, Falfim.

Các vở kịch nói diễn mùa Tết

Sân khấu IDECAF:

Vở Sự lừa dối đáng yêu
 
Ba người đàn ông họ Lôi: Câu chuyện vở kịch xoay quanh gia đình của ba người đàn ông họ Lôi. Trong quá khứ, ba người đàn ông họ Lôi này từng tham gia vào một âm mưu cướp vợ của một nông dân. Cậy thế giàu, ba người đàn ông này đã đánh đập rồi đuổi người nông dân tội nghiệp ấy đi biệt xứ cùng đứa con nhỏ trên tay. Một ngày, một chàng trai trẻ xuất hiện trong nhà ba người đàn ông họ Lôi này với tư cách là bạn trai của cô con gái ông Lôi Vũ - kẻ đoạt vợ người nông dân năm xưa. Đó là lúc đứa con nhỏ năm xưa quay về để tìm mẹ và trả thù... Vở diễn có sự tham gia của Thành Hội, Hữu Châu, Hồng Ánh, Đại Nghĩa, Tuấn Khôi... Đạo diễn: Ái Như.

Vở Tôi là ai?. DV: Chi Bảo, Xuân Lan, Thanh Phương, Minh Thuận, Kim Khánh, Thanh Thủy, Ngọc Trinh... ĐD: Vũ Minh.

Sân khấu số 7 - Trần Cao Vân:

Vở Kha-lip: Câu chuyện xoay quanh một làng chài ven biển của anh ngư dân Kha-lip, nơi có những người dân sống rất thật thà, chất phác. Nhưng nạn tham nhũng của bọn vua quan khiến cho cuộc sống nơi đây chẳng yên lành. Nhưng mọi chuyện sẽ thế nào nếu một ngày anh ngư dân Kha-líp đánh bắt được một con cá thần và một vị vua vi hành đến ngôi làng để tìm hiểu tình hình vua quan nhũng nhiễu... ? Vở diễn có sự tham gia của Minh Nhí, Bạch Long, Đình Toàn, Hương Giang, Tuấn Khôi, Đại Nghĩa... Đạo diễn: Hùng Lâm.

Vở Bầu rượu càn khôn. DV: Minh Nhí, Thanh Thủy, Trung Dân, Diệu Thúy, Đức Thịnh... ĐD: Hùng Lâm.

Sân khấu kịch Phú Nhuận:

Sự lừa dối đáng yêu: Có hai chàng trai cùng làm chung một công ty nhưng tính khí thật khác nhau. Một người hiền như bụt, còn người còn lại thì thích bẫy tình các cô gái để phiêu diêu trong những cuộc phiêu lưu tình ái. Đến một ngày, chàng trai hiền lành phát hiện ra rằng anh chàng đồng nghiệp trăng hoa kia đang giăng bẫy em gái mình. Vở diễn về câu chuyện tình này trẻ trung, tươi tắn với nhiều tình tiết vui nhộn, hóm hỉnh về tình yêu. DV: Hồng Vân, Bảo Quốc, Cát Phượng, Thái Hòa, Văn Ruy, Hoàng Thuy... ĐD: Thái Hòa.

Vở Tuổi dậy thì. DV: Thanh Thúy, Đức Thịnh, Hoàng Thuy, Thanh Vân, Minh Dũng, Lê Hay... ĐD: Đức Thịnh.

Vở Cậu Tèo về nước. DV: Bảo Quốc, Hồng Vân, Anh Vũ, Thúy Nga, Vân Anh, Đức Thịnh, Minh Dũng... ĐD: Hồng Vân.

Cải lương Nghêu, sò, ốc, hến. DV: Bảo Quốc, Hồng Tơ, Thanh Thanh Tâm, Cát Phượng, Anh Vũ,  Tiểu Bảo Quốc... ĐD: Hồng Dung.

Nhà hát kịch sân khấu nhỏ

Chuyến tàu đến thiên đàng. Có một chuyến tàu với lời mời gọi những hành khách hãy tham gia vào hành trình đến thiên đàng, nơi những con người có thể tìm lại được những điều mà mình đã đánh mất. Và hành khách tìm đến chuyến tàu đó bao gồm một em bé muốn đi tìm lại vòng eo, một tên lưu manh muốn tìm lại lương tâm, một ông già muốn tìm lại niềm vui và một cô sinh viên muốn tìm lại niềm tin của chính mình trong cuộc sống. Và có phải thiên đàng hay một nơi nào đó trên cõi đời này mà những hành khách kia có thể tìm thấy được những điều mà mình đã đánh mất. DV: Thanh Hoàng, Nhật Cường, Tống Bạch Thủy, Mỹ Uyên, Huy Khánh, Hoàng Mập... ĐD: Công Ninh.

Vở Tết này có người đi lấy chồng. DV: Thanh Hoàng, Mỹ Uyên, Trung Dũng, Việt Hà, Ngọc Tưởng... ĐD: Trần Minh Ngọc.

Nhà hát Bến Thành:

Những người thích đùa 3. Tiếp theo Những người thích đùa năm trước, Thanh Bạch và Xuân Hương tiếp tục giới thiệu chương trình Những người thích đùa 3 với những vấn đề về tham nhũng, cấp thoát nước, cầu cống, Văn Quyến bán độ... Đó là những câu chuyện cười ra nước mắt nhưng khiến cho khán giả phải suy ngẫm nhiều. DV: Thanh Bạch, Xuân Hương, Mai Trần, Công Ninh, Thanh Thủy, Lệ Thi..

Đà Nẵng: Vui chơi Tết ở đâu ?

Tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin (84 Hùng Vương) từ ngày 18 tháng chạp đến mùng 4 Tết Bính Tuất diễn ra cuộc thi tài năng nghệ thuật Xuân và tuổi trẻ. Từ 26 tháng chạp triển lãm ảnh 76 năm Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức hội báo Xuân, trưng bày sinh vật cảnh. Đêm giao thừa diễn ra chương trình văn nghệ tham gia cầu truyền hình đêm giao thừa. Mùng 5 Tết buổi sáng có chương trình giao lưu thơ - nhạc đầu xuân của CLB Hàn Giang, CLB Tự khúc Xanh; buổi tối cùng ngày diễn ra hội thi trang trí cổ động trực quan và giải cờ tướng xuân Bính Tuất.

Tại các rạp Lê Độ, Quang Trung, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Dimond film, Galaxy... chiếu các phim  Đẻ mướn,  Thập tự hoa... Từ 29 tháng chạp đến mùng 10 Tết Bính Tuất, đội chiếu bóng lưu động huyện Hòa Vang tổ chức đợt chiếu phim Mừng Đảng đón xuân phục vụ cho nhân dân các xã miền núi. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cũng dựng nhiều vở mới phục vụ nhân dân trong dịp Tết như: Ngũ Hổ Bình Nam, Xạ tiễn Châu Tiên, Nhị Điện thọ hàm oan... cùng nhiều chương trình tạp kỹ, múa rối nước, múa rối cạn.

Đoàn ca múa nhạc thành phố từ mùng 6 đến 12 tháng giêng tổ chức phục vụ nhân dân các xã nghèo huyện Hòa Vang. Tại phòng văn hóa thông tin các quận, huyện từ đêm giao thừa đến mùng 10 Tết liên tục diễn ra nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc, phong phú phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Tại Công viên nước, nhân dịp Tết Bính Tuất, tổ chức chương trình vui chơi bốc thăm trúng thưởng may mắn đầu năm mới với nhiều phần quà có giá trị và ý nghĩa trong dịp đầu năm; những tập thể đến vui chơi tại công viên nước, sẽ có chương trình khuyến mãi giảm giá 10% cho các hoạt động vui chơi giải trí.

Tại khu du lịch Suối Lương, phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng sẽ có các chương trình sau:

Từ chiều 28 Tết âm lịch: khai nêu, trồng cây hái lộc.

Chương trình ban ngày từ mùng 1 Tết đến mồng 6 Tết:

- Lễ hội dân gian: chơi, ca hát bài chòi- dân ca Quảng, quan họ.

- Các trò chơi: đập niêu, cây đu, té nước, leo núi, ném còn...

Chương trình đêm từ mùng 1 Tết đến mùng 6 Tết:

- Ca nhạc trữ tình tại nhà hàng Champa và nhạc hip-hop tại quầy bar.

- Khiêu vũ tại các điểm ca nhạc.

- Nhiều chương trình mới, hấp dẫn có quà thưởng, quà tặng cho khách tham quan.

Nhiều khách sạn tại Đà Nẵng cũng tổ chức chương trình ẩm thực, dạ vũ đón giao thừa.

Cần Thơ: Nhiều hoạt động lễ hội mừng xuân Bính Tuất

 Nụ cười xuân Cần Thơ là chương trình đem nụ cười đến cho trẻ em nghèo vui xuân đón Tết Bính Tuất 2006 do Thành đoàn Cần Thơ tổ chức vào ngày 26.1 tại Khu du lịch Hoa Sứ. Sẽ có các hội thi: đầu bếp nhỏ tuổi; thi xếp mâm ngũ quả, cắm hoa hình tượng con chó; cùng vui với trò chơi dân gian như Cô Tấm ngày nay - Tiếng súng mừng công và liên hoan văn nghệ.

Tại Nhà thiếu nhi thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức chương trình văn nghệ và trò chơi cho trẻ em trong tất cả các ngày Tết.

 Ngày 29 tết: từ 20 giờ đến 22 giờ Lễ hội dân gian sẽ diễn ra tại quận Bình Thủy và quận Cái Răng; từ 22 giờ 30  đến giao thừa lễ hội giao thừa, bắn pháo hoa diễn ra tại sân khấu vòng xoay Công viên nước.

Từ mùng 1 Tết đến mùng 4 Tết: tất cả các đêm đều có chương trình văn nghệ tại Sân khấu Công viên Lưu Hữu Phước do Liên đoàn Lao động TP, Đoàn nghệ thuật quân khu 9, đoàn cải lương Tây đô, Trung tâm VHTT quận Ninh Kiều và Nhà thiếu nhi phục vụ.

Mùng 4 Tết: 14 giờ tổ chức đua xe mô tô truyền thống tại Sân vận động Cần Thơ.

Ngoài ra, Sở Thể dục - thể thao còn tổ chức các hoạt động diễu hành xe mô tô, xe đạp, hội thi lân sư rồng, cờ tướng, thi đấu võ đài, trò chơi bóng đá, bóng rổ, cầu lông từ 23 Tết đến mùng 6 Tết.

Đoàn cải lương Tây đô lưu diễn phục vụ nhân dân các huyện vùng sâu từ 25 Tết đến mùng 4 Tết.

Nhà văn hóa thiếu nhi tổ chức các hoạt động thi vẽ tranh, hội thi khéo tay, hội diễn văn nghệ từ 23 Tết đến mùng 4 Tết.

Tất cả các nhà văn hóa xã, phường trong thành phố đều tổ chức các lễ hội văn hóa, hoạt động TDTT (13 môn) trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng từ 23 đến mùng 4 Tết.

Đồng bằng sông Cửu Long:  Khắp nơi đón tết

Thành phố Rạch Giá: chương trình đón giao thừa Tết Bính Tuất
 
Chương trình đón xuân Bính Tuất của Tp Rạch Giá gồm nhiều nội dung hoạt động: diễu hành xe hoa trên đường phố vào lúc 18 giờ - 19 giờ ngày 28.1.2006 tại Trung tâm VHTT tỉnh Kiên Giang. Từ 20 giờ - 22 giờ tại Công viên văn hóa An Hòa, phường An Bình sẽ tổ chức các chương trình trống hội, biểu diễn lân-sư-rồng, chương trình ca múa nhạc tổng hợp với chủ đề "Mừng xuân Bính Tuất, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới", Chủ tịch UBND tỉnh đọc thông điệp chúc mừng năm mới. Vào lúc 22 giờ đến 22 giờ 15 phút, sẽ tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa và kết thúc lễ hội.

Tại các công viên Lạc Hồng, An Hòa đều tổ chức các chương trình văn nghệ, vui chơi trong tất cả các ngày Tết.

Vĩnh Long: Giao thừa bắn pháo hoa tại 3 điểm

Theo Ban tổ chức mừng xuân Bính Tuất tỉnh Vĩnh Long, để tạo một không khí lễ hội giao thừa nhộn nhịp tưng bừng, đêm 29 Tết địa phương sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm: bờ kè sông Tiền (TX Vĩnh Long), sân vận động huyện Long Hồ và bến tàu mới, thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít). Tại 3 nơi này đều tổ chức chương trình văn nghệ ngay từ buổi chiều 29 Tết. Đài phát thanh - truyền hình Vĩnh Long sẽ trực tiếp truyền hình chương trình Lễ hội giao thừa từ 20 giờ 30 phút đến 0 giờ 15 phút và nối cầu truyền hình tại 3 địa điểm bắn pháo hoa.

Thanh Niên

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các chương trình giải trí trên truyền hình ngày tết. (24/1)
 Dụng cụ chăm sóc bé yêu (21/1)
 Hội hoa xuân có gì mới? (20/1)
 Làm mới Thỏ và rùa (17/1)
 VTV hướng đến khán giả nhí (13/1)
 Sắc màu của trẻ... (11/1)
 2 tháng chiếu phim hoạt hình (10/1)
 Làm ống hút ngộ nghĩnh (9/1)
 Năng động, sáng tạo cùng 'Thế giới hoạt hình' (5/1)
 Cuộc thi vẽ tranh "Cành cọ mùa xuân" (3/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i