Xã hội
   Tuyển sinh lớp một luôn rơi tự do…
 

Giáo dục tiểu học có nhiều dự án hàng trăm triệu đô để bảo đảm chất lượng. Nhưng người ta không thấy có một đồng nào rót vào việc tuyển sinh vào lớp 1, để các bậc cha mẹ được yên tâm khi đứa con của mình lần đầu tiên được cắp sách đến trường, họ không còn phải đối mặt với những tiêu cực, thực chất là ăn tiền nhân mùa tuyển sinh...lớp 1.

Tuyển sinh: Nơi bội thực, nơi rơi tự do
Hàng chục năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như dư luận báo chí, luôn tốn nhiều giấy mực cho việc tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Học sinh lớp 12, ngay từ khi bước sang học kỳ 2 của năm học, vừa phải chạy nước rút để hoàn thành chương trình học, vừa phải căng thẳng, bội thực trong việc tiếp thu những tài liệu hướng dẫn thi cử từ cấp trên gửi về mỗi năm một nhiều hơn, sách ăn theo các kỳ thi cũng nhiều hơn.

Ngòai bám sát sách giáo khoa, Bộ GD và ĐT còn ban hành bộ chuẩn kiến thức kĩ năng bậc THPT từ đầu năm 2009. Đến cuối tháng 2-2010, Bộ lại cho ra mắt cuốn cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào ĐH, CĐ năm 2010. Đến nỗi, có nhà báo phải hỏi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng: Hiện nay có rất nhiều sách cấu trúc đề thi trên thị trường, vậy thí sinh làm thế nào để biết đó là bộ sách họ cần đọc?

Sơ lược vài thông tin trên để thấy cái cảnh trái ngược về sự chỉ đạo quản lý của ngành- cùng với thời gian tuyển sinh ĐH, CĐ thì có khỏang 1,7 triệu học sinh được chuẩn bị tuyển vào lớp 1 hàng năm đang bị thả nổi, rơi tự do.

Lớp 1 là nền móng bậc giáo dục tiểu học, nền tảng của hệ thống GD quốc dân. Ảnh: Dantri

Tuyển sinh trẻ em vào lớp 1 giữ một vị trí cực kỳ quan trọng đối với từng gia đình. Lớp 1 là nền móng bậc giáo dục tiểu học, nền tảng của hệ thống GD quốc dân. Không thể nâng cao chất lượng giáo dục ĐH nếu chất lượng GDPT còn thấp kém lạc hậu. Mặt khác, nhiều năm nay áp lực thi cử vào ĐH mạnh đến nỗi, các bậc cha mẹ, ngày càng quyết liệt hơn trong việc lo cho con em mình từ...lớp 1, với bất cứ giá nào, kể cả mất hàng chục triệu đồng, hàng ngàn đô la để con cháu có chỗ học tốt hơn.

Đáng tiếc, những việc làm tự phát đó chẳng hề được sự hướng dẫn chỉ đạo, tư vấn gì của ngành GD và ĐT như đối với tuyển sinh ĐH, CĐ. Một số người có trách nhiệm khi được hỏi, còn cho rằng việc chạy trường chạy lớp cho con học chữ trước khi vào lớp 1...là do cha mẹ học sinh chưa hiểu, giống như người đi đường tự vượt đèn đỏ(!).

Giáo dục tiểu học có nhiều dự án hàng trăm triệu đô để bảo đảm chất lượng. Nhưng người ta không thấy có một đồng nào rót vào việc tuyển sinh vào lớp 1, để các bậc cha mẹ được yên tâm khi đứa con của mình lần đầu tiên được cắp sách đến trường, họ không còn phải đối mặt với những tiêu cực, thực chất là ăn tiền nhân mùa tuyển sinh...lớp 1.

Những người có trách nhiệm quản lý chỉ đạo giáo dục có bao giờ tự hỏi vì sao người ta phải chạy trường, chạy lớp từ lớp 1 cho con em, từ những gia đình có trình độ văn hóa cao, có học hàm học vị, cán bộ quản lý các ngành khác đến những gia đình kinh tế khó khăn, chỉ trông nhờ đồng lương?

Hai việc nóng nhất
Phải khẳng định rằng, chuyện chạy trường, chạy lớp cho con em từ lớp 1 đã tồn tại quá nhiều năm, gây ảnh hưởng rất xấu trong dư luận xã hội, và ngành GD cũng vì thế mất thêm uy tín. Thực tiễn đó, buộc ngành GD nên nhìn thẳng vào sự thật, và cần có biện pháp giải quyết hai vấn đề "nóng" nhất hiện nay của việc tuyển sinh vào lớp 1.

1. Chấm dứt việc học chữ, dạy thêm, học thêm trước khi vào lớp .
Nguyên nhân đầu tiên tạo nên việc học thêm ở cuối lớp mẫu giáo 5 tuổi là do chương trình GD mầm non của Bộ GD và ĐT cho trẻ làm quen với chữ viết, tập phát âm ghép vần, tập viết... chưa được các trường, các giáo viên mầm non thực sự nhận thức đến nơi đến chốn.

Trong thực tế, trình độ đọc viết của học sinh mầm non trước khi bước vào lớp 1 không đồng đều. Có em không theo học lớp mẫu giáo 5 tuổi, nên khi vào lớp 1 chưa biết gì. Có em do không đi học thêm nên học đuối hơn các bạn khác. Đặc biệt khi vào lớp 1 cô giáo dạy các em lại dạy theo trình độ của đa số các em đã biết đọc biết viết, nên các em học đuối coi như không được dạy.

Dẫn đến hiện tượng có em ngồi ở lớp 1, mà không được học lớp 1, cũng chưa biết đọc biết viết. Rồi các em vẫn được lên lớp 2, lớp 3, lớp 4... mà vẫn chưa biết đọc biết viết, chưa đọc thông viết thạo... Có những trường tiểu học muốn đạt tiêu chuẩn trường điểm, có chất lượng cao, có khi lại gắn với danh hiệu quốc tế, nên tổ chức thi tuyển vào lớp 1, kể cả thi năng khiếu về ngoại ngữ.

Tình trạng này dẫn tới nhiều bậc cha mẹ có con học mầm non 5 tuổi, vội vã đón con sau giờ tan học ở trường mầm non để kịp đi học thêm. Có em không kịp ăn bữa cơm chiều, chỉ kịp uống một cốc sữa hay một chiếc bánh rồi lại tiếp tục đến lớp học thêm.

Đặc biệt từ sau Tết Âm lịch, các lớp dạy thêm cho học sinh mầm non chuẩn bị vào lớp 1 mở ra như nấm tại các chung cư, khu tập thể, nhất là ở Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh. Việc học thêm ở mẫu giáo 5 tuổi, có khi cả 4 tuổi, dẫn tới trình độ vào lớp 1 không đồng đều, tác hại to lớn đến cả quá trình học tập sau này của các em. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới ngồi nhầm lớp ở tiểu học, ở THCS và các lớp tiếp theo.

Có phòng giáo dục huyện đã phải chỉ đạo một số trường sáng học lớp 6, chiều học lớp 1. Và nhiều bậc cha mẹ phát hiện thấy con mình chưa đọc thông viết thạo ở lớp 1, lớp 2 đã phải tìm gia sư dạy con tại nhà, hay nhờ cô giáo dạy thêm.

Tình trạng dạy thêm học thêm từ mẫu giáo trước khi bước vào lớp 1 chủ yếu là do cách quản lý chỉ đạo của ngành GD. Tác hại của hiện tượng này rất nặng nề. Chất lượng giáo dục cũng như sức khỏe của trẻ em ở cấp độ tuổi học này vô hình chung chưa được nghiên cứu thấu đáo và đang bị thả nổi.

Để chấm dứt hiên tượng này cần xem lại chương trình học chữ ở GD mầm non. Có ý kiến cho rằng cần phải có lớp vỡ lòng như trước đây để các em bắt đầu vào lớp 1 có trình độ như nhau. Trước mắt ngành GD nên chấm dứt việc một số trường tổ chức tuyển sinh vào lớp 1 với bất cứ hình thức hay danh nghĩa gì.

2. Có giải pháp hạn chế tình trạng chạy trường, chạy lớp, đặc biệt ngăn ngừa những kẽ hở coi đây là "cơ hội kiếm tiền" của giáo viên, của nhà trường và của những người cò mồi. Để giải quyết tình trạng này, các cấp quản lý GD phải khẩn trương giúp các trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... để các trường không còn những khoảng cách quá xa về điều kiện học tập.

Bộ GD và ĐT nghiên cứu và ban hành các quy chế và chỉ đạo chặt chẽ về việc tuyển sinh vào lớp 1 hiện nay như việc chỉ đạo tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Các địa phương căn cứ vào đặc điểm của mình hướng dẫn cụ thể việc tuyển sinh vào lớp 1, tạo điểu kiện thuận lợi cho mỗi học sinh lần đầu tiên cắp sách đến trường. Có chế tài kỷ luật nghiêm minh những cá nhân tổ chức lợi dụng việc chạy trường chạy lớp để ăn tiền, nhận tiền hối lộ.

Theo Tuanvietnam.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bộ GD&ĐT: Khảo sát game online ở 4 thành phố lớn (13/4)
 Mẹ hay đánh đòn sẽ tạo ra con hung hăng (13/4)
 Gần 500 tỷ đồng xây phòng học,nhà công vụ cho giáo viên ở Quảng Ninh (13/4)
 Cô giáo lớp 1 có luyện thi trước cho con? (12/4)
 Địa chỉ tiêm phòng cho con và các mẹ mang bầu (12/4)
 Gần 900.000 trẻ em ở Tây Phi bị suy dinh dưỡng (12/4)
 Một trường tiểu học ở TP.HCM có học sinh đông nhất nước (12/4)
 'Tốt nghiệp sớm' mẫu giáo, lao vào lò luyện lên lớp 1 (9/4)
 Cấu trúc đề thi cuối năm cấp tiểu học TP.HCM (9/4)
 Thụy Điển cấm BPA trong đồ dùng nhựa cho trẻ dưới 3 tuổi (9/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i