Giáo dục mầm non
   15 phường – xã “trắng” trường mầm non công lập: “Khoán” trẻ cho trường tư
 

Năm học mới 2010 - 2011, sắp bắt đầu nhưng theo báo cáo của Sở GDĐT, một TP lớn như TP.HCM đến nay vẫn còn 15 phường - xã "trắng" trường mầm non công lập: Gởi con ở đâu trong năm nay? - Luôn là câu hỏi lớn cho những phụ huynhcó con chuẩn bị đi trẻ ở những khu vực này.

Đó là các quận: quận 4, quận 6 và quận 11, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức, Phú Nhuận và huyện Hóc Môn. Trong đó, căng thẳng nhất là quận Tân Phú, Gò Vấp khi có đến 3 phường (phường 6, 11, 12) và quận Thủ Đức, Bình Tân còn 2 phường không có trường mầm non công lập. Chính vì vậy, ở các nơi này tập trung khá nhiều cơ sở giữ trẻ tư, trung bình một phường có từ 10-20 cơ sở đang hoạt động với mức học phí nhỉnh hơn trường công từ 100.000 - 150.000 đồng/ tháng. Trong khi đó, dân cư hầu hết ở đây là người lao động nghèo nhưng đành phải "cắn răng" gởi con vì không còn chọn lựa nào khác. Mặc dù ai cũng đều biết điều kiện gửi con tại các nơi này thiếu an toàn và không đảm bảo chất lượng.

Qua phản ánh, chúng tôi thử tìm hiểu chất lượng các cơ sở tư ở đây. Trong vai phụ huynh đi tìm chỗ học cho con, chúng tôi tìm đến các phường chỉ có cơ sở mầm non tư thục. Điều đầu tiên chúng tôi ghi nhận là hầu hết các cơ sở được cải tạo từ nhà ở gia đình, thiết kế không đúng quy cách: phòng học tối tăm, chật chội (một phòng học rộng khoảng 20m2 luôn có từ 15 - 30 cháu ), không có sân chơi, thiếu đồ chơi, học cụ... Vào một chiều đầu tháng 7, vòng vèo trong các con hẻm nhỏ thuộc P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, chúng tôi mới tìm được lớp mầm non Bình Minh. Vừa dợm bước vào, chúng tôi đã bị dội ngược vì tiếng quát lớn: "Câm mồm đi không!" kèm theo tiếng trẻ khóc ré lên. Chưa kịp định thần thì chúng tôi lại "toát mồ hôi hột" khi tận mắt thấy cảnh ruồi bu trên chỗ ăn, chỗ ngủ của bé. Còn chủ trường thì phán câu "xanh rờn": lớp không có giáo viên chỉ có bảo mẫu:

Tiếp tục tìm đến lớp mầm non Mây Hồng ( P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân ) nằm trong khu chợ tạm sình lầy, trường không có sân ngăn cách nên hứng trọn âm thanh lẫn mùi vị "chợ búa" vào lớp học. Đó là là một căn nhà cấp 4 thấp lè tè, diện tích chật hẹp; trong cảnh tối như hũ nút, khoảng 20 trẻ dồn vào một căn phòng dán mắt lên màn ảnh ti vi. Cạnh bên là trường mầm non Thủy Tiên cũng trong tình cảnh tương tự. Chủ trường cho biết: chỉ dạy một phần chương trình quận quy định và không có môn học ngoại khóa. Thấy chúng tôi thắc mắc, cô chủ trường ta thán: "cùng mức học phí tương đương nhưng trường công được bao cấp hết từ mặt bằng vài ngàn m2 tới các công trình trường lớp được xây dựng tới hàng chục tỉ đồng, tới đội ngũ giáo viên dạn dày kinh nghiệm và các cán bộ quản lý giỏi giang. Trong khi đó, trường tư thì trăm sự... đổ đầu học phí, không đủ trả tiền mặt bằng, thuê giáo viên, bàn đến chất lượng quả là "xa xỉ":

Tình cờ biết được trường mầm non tư thục Út Cưng ( Q. Bình Tân) đang tuyển bảo mẫu, tôi thử đến xin việc và tự giới thiệu là : "chưa đi giữ trẻ bao giờ". Cô hiệu trưởng khoát tay bảo: cứ vào rồi vừa làm vừa học bổ sung sau cũng được. Nhìn lên bảng hiệu thấy trường nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi, thật nguy hiểm nếu bảo mẫu chưa có nghiệp vụ giữ bé, sẽ không biết cách sơ cứu nếu trẻ chẳng may gặp nạn. Sau nhiều vụ việc bạo hành và tai nạn đáng tiếc diễn ra ở môi trường học đường, rõ ràng nỗi ngờ vực, hoang mang đang đè nặng tâm trí nhiều bậc cha mẹ. Chị Minh Hồng ( ngụ tại P.6, Q. Gò Vấp - hiện P.6) tâm tư: "Cũng muốn gởi con trường công nhưng không có điều kiện. Không còn cách nào khác, phải trao cháu cho trường mầm non tư thục, rồi mang theo bao nỗi lo lắng tới nơi làm việc". Chị nói:

Trao đổi với chúng tôi, Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD - ĐT TP cho biết: Các trường công của TP. HCM tại các các quận, huyện khác đều không đủ chỗ cho trẻ học chứ không riêng 15 phường kể trên. Hiện tính trên toàn TP, trường tư phải gánh gần 50 % số trẻ cần gửi. Bên cạnh đó, năm học 2010 - 2011 toàn quốc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi nhưng có những cơ sở bảo mẫu còn nhiều hơn giáo viên thì làm sao đảm bảo trẻ được học đầy đủ chương trình giáo dục mầm non mới nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ và tâm lí khi vào lớp 1.

Qua kiểm tra, bà Nguyễn Thị Kim Thanh cũng cho biết: Hiện những trường mầm non tư thục có mức học phí trên 1 triệu đồng/tháng cả tiền ăn thường có điều kiện tương đối như: Sĩ số trẻ ít, sạch sẽ, đủ ánh sáng, dinh dưỡng, cũng như chất lượng giảng dạy đảm bảo. Nhưng các trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn các trường, nhóm lớp thu phí thấp hơn ( từ 650.000 - 750.000 đồng/ tháng ) chỉ đạt được những điều kiện tối thiểu lại mọc lên như nấm sau mưa. Nguyên nhân chính vẫn là các điều kiện gia đình của nhóm trẻ theo học tư thục khá khó khăn. Các trường này chủ yếu phục vụ bộ phận người dân lao động nghèo, có nơi thu học phí chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng. Số tiền đó không đủ để chi trả mặt bằng và trả lương giáo viên. Nhiều cơ sở chật chội, tối tăm, không đảm bảo được điều kiện tối thiểu nhưng không có kinh phí cải thiện. Biết vậy, nhưng nếu Sở kiên quyết đóng cửa thì những phụ huynh nghèo không biết gửi con nơi đâu, lúc đó áp lực lại đè nặng lên trường công. Trước thực trạng này, Bà Kim Thanh kiến nghị: HĐND, UBND TP hãy giúp ngành giáo dục nhắc nhở và đôn đốc các quận huyện đẩy mạnh tiến độ xây trường mầm non công lập, đặc biệt tạo các phường, xã còn còn "trắng" trường mầm non công lập và tại các khu công nghiệp, đô thị mới. Vì năm nay, ngành chỉ có thể ưu tiên trường công cho trẻ 5 tuổi có hoàn cảnh khó khăn mà thôi:

Theo Sở GDĐT , hiện nay, TP có hệ thống các trường công lập cung ứng dịch vụ chất lượng cao, gồm 65 trường đạt chuẩn quốc gia và 100 trường tiên tiến cấp TP, cơ sở vật chất tốt và thu hút khá đông phụ huynh có điều kiện kinh tế gởi con theo học. Các trường này hàng năm vẫn nhận bao cấp từ ngân sách, nếu các trường này được phép định ra mức học phí sao cho có thể tự hạch toán toàn bộ hoạt động của nhà trường. Theo đó, lấy nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (khoảng 330 tỉ đồng hằng năm) vẫn phải rót cho các trường này để đầu tư hỗ trợ khu vực mầm non tư thục nghèo. Thiết nghĩ, đó là giải pháp khá khả thi để nâng dần chất lượng các cơ sở nhóm lớp và trường tư phục vụ đối tượng dân nghèo và kết thúc "cuộc đua" giành suất gửi con vào trường công đã "nóng" từ nhiều năm qua.

Theo VOH

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Học người Mỹ cách dạy trẻ con mẫu giáo (10/7)
 Nhảy tường… xin học cho con (10/7)
 Giáo Dục vì Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn (6/7)
 Đang sửa Quy chế trường mầm non cho phù hợp Luật Giáo dục (8/7)
 “Nóng” trường mầm non (7/7)
 “Đẩy” con em vào các trường mầm non tư thục (6/7)
 Chỗ học cho trẻ mầm non tại Hà Nội: Xoay sở đủ cách vẫn thiếu! (5/7)
 Bảo đảm 100% trẻ có chỗ học (2/7)
 Trường mầm non quá tải do “heo vàng” đi học (29/6)
 Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi? (28/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i