Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 41 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Tùy vào sức khỏe của bạn, tùy thai đã quá kỳ một hay hai tuần mà có thể coi đó là lý do để lo lắng hay không, do đó bạn và bác sĩ có thể thảo luận chuyện giục sanh. Trong lúc đó, bác sĩ có thể tiến hành mấy xét nghiệm để chắc chắn là bé khỏe mạnh. Những xét nghiệm này bao gồm việc quét siêu âm để kiểm tra kích cỡ của bé và một thử nghiệm ‘không gây stress' để đo nhịp tim của bé

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Bạn có thể được bác sĩ cho thử nghiệm "không gây stress" và các xét nghiệm thai nhi quá ngày sanh khác.

Thứ hai.................................

Thứ ba..................................

Thứ tư..................................

Thứ năm..............................

Thứ sáu...............................

Thứ bảy/ Chủ nhật................

EM BÉ
Nếu bé vẫn còn trong tử cung, bé cứ lên cân hoài, và có lẽ đang nôn nóng được sinh ra. Nếu bé mới sinh, bé sẽ nhận thấy cuộc sống rất khác với trong bụng mẹ. May mắn là bé đã được trang bị để đương đầu với chuyện đó. Bây giờ phổi bé phải cung cấp đủ oxy cần thiết, một thay đổi lớn xảy ra trong tim bé. Trước đây có một lỗ liên thông qua vách giữa tim cho phép máu tuần hoàn không qua phổi. Khi bé được sinh ra, lỗ này đóng lại và máu được chuyển hướng đi qua phổi. Bé cũng có phản xạ bản năng giúp ích cho mình, và giúp bé gắn bó với vợ chồng bạn.

BẢN NĂNG BẨM SINH
Những phản xạ mà trẻ sơ sinh thể hiện gồm phản xạ nắm bắt như trong hình này, được cho là để giúp nắm và bám chặt bạn, khi bé quay ngẩng đầu lên thì một cái chạm vào gò má, giúp bé tìm thấy núm vú bạn và bú.

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Bé có thể giảm cân ngay khi vừa mới chào đời, và sẽ tăng cân lại sau 5 ngày. Lúc đầu bé sẽ phát triển từ từ, dài khoảng 0.5 in-sơ (12 cm) trong suốt tuần đầu tiên.

CHO CON BÚ SỮA MẸ VÀ SỰ GẮN BÓ
Bạn có thể là một trong số phụ nữ yêu con mình ngay lập tức. Nhưng nếu bạn không tràn ngập cảm xúc từ cái nhìn đầu tiên, thì bạn không cần phải lo lắng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gắn bó không nhất thiết là quá trình tức thời. Hầu hết phụ nữ mất thời gian để phát triển mối quan hệ thân mật, đặc biệt này với con của mình.

SỰ GẮN BÓ
Hầu hết các chuyên gia tin rằng để tạo thuận lợi cho quá trình gắn bó, bạn nên dành thời gian âu yếm con mình ngay khi bé được sinh ra. Vừa mới thoát khỏi sự thoải mái từ trong bụng mẹ, rất nhiều khả năng là bé cảm thấy rất bối rối, bất an và dễ bị tổn thương. Việc tiếp xúc giữa hai làn da sẽ trấn an trẻ sơ sinh và giúp bạn làm quen với con mình.

Sự tiếp xúc giữa bạn và bé ngày càng nhiều, thì tình cảm của bạn ngày càng phát triển, và bé sẽ trở nên hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên tham gia vào việc chăm sóc bé là điều rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang ở trong bệnh viện. Nếu bé có vấn đề, và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, bạn nên nỗ lực gặp bé thường xuyên. Việc nhìn thấy con mình trong lồng ấp với những ống truyền dịch đang móc vào có thể làm bạn buồn, nhưng bé sẽ hiểu rõ giá trị của sự an ủi mà bạn có thể đem lại bằng cách vuốt nhẹ bé bằng những ngón tay của mình và khẽ thủ thỉ với bé.

TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI CHA
Sự gắn bó không chỉ giới hạn giữa mẹ và bé. Ông xã bạn cũng nên tham gia vào quá trình gắn bó và hầu hết nhân viên bệnh viện đều sẽ dành cho bạn một chút thời gian ở một mình ngay khi bé mới chào đời để bạn làm quen với bé. Nếu đây không phải là chính sách của bệnh viện, thì bạn có thể yêu cầu chuyện này trong kế hoạch sinh con của mình. Người cha thường được cho thăm dài giờ hơn và bạn nên đảm bảo rằng ông xã bạn tận dụng những giờ này. Bạn nên khuyến khích ông xã ẵm, tắm và thay tả cho bé càng thường xuyên càng tốt. Bé sẽ sớm nhận ra mùi và giọng nói của anh ấy, điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình gắn bó.

CHO CON BÚ SỮA MẸ
Quá trình tự nhiên này là một cách lý tưởng để chuyển tải tình yêu, cũng như chất bổ đến trẻ sơ sinh của bạn. Ngực bạn đầu tiên sản xuất ra sữa non, một chất lỏng màu vàng chứa đầy các kháng thể và dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của bé. Cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt là việc nên làm. Kích thước ngực không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú sữa mẹ của phụ nữ. Khả năng sản xuất sữa của cơ thể bạn, cũng như khả năng bú của bé, là tự nhiên nhưng bạn có thể cần một số hỗ trợ kỹ thuật. Nếu bạn có vấn đề, hãy tìm lời khuyên của nhà tư vấn về sữa mẹ hoặc tổ chức dạy cách cho con bú sữa mẹ như là La Leche League.

KHOẢNH KHẮC YÊU THƯƠNG
Hãy dành thời gian cho con bạn, cho con bú sữa mẹ hoặc nếu không thì khuấy động mạnh mẽ tình mẫu tử và tạo điều kiện cho sự gắn bó.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i