Tâm lý
   Có con nhỏ - những điều chưa ai cho bạn biết
 

Giai đoạn bé lớn hơn, bắt đầu chập chững đi, ê a học nói, bắt đầu nói được những câu đơn giản sẽ mang đến cho bạn niềm vui, niềm hạnh phúc mới. Và cả những bất ngờ...

Bạn phải chạy khắp nhà thuyết phục con ngồi bô
Viễn cảnh này sẽ chẳng đáng ngạc nhiên nếu bạn không biết cách "huấn luyện" bé ngồi bô trong khoảng tầm 9 tháng. Kinh nghiệm của các mẹ đi trước cho thấy, con được 8-9 tháng tuổi là khoảng thời gian thích hợp để bạn "dụ" bé học ngồi bô. Bé sẽ thích thú hơn nếu chiếc bô có hình thù ngộ nghĩnh như con vịt, con mèo...

Đừng nản lòng nếu bạn phải đứng giữa nhà thuyết phục bé thật to rằng: "Nếu con chịu ngồi bô chứ không ị ra bỉm mẹ sẽ mua cho con bất kỳ món đồ chơi nào con thích". Bởi một khi con đã được "huấn luyện" rồi, bạn sẽ thấy chuyện vệ sinh của con thật sạch sẽ và bạn thì nhàn thân.

Ngược lại, khi kế hoạch không thành, vợ chồng rất có khả năng đối mặt với nguy cơ cãi nhau về việc đến lượt ai thay bỉm cho con (bé lên 3 "bĩnh" ra bỉm thực sự là thảm họa với lỗ mũi của cha mẹ đấy!).

Những đứa trẻ lớn hơn có thể làm bạn tổn thương
Càng lớn con bạn càng tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ xã hội. Bé đi chơi công viên, bé dự tiệc sinh nhật bạn... Bé đang từng bước hòa mình với những trẻ lớn hơn.

Con bạn có thể bị trẻ lớn hơn bắt nạt, hoặc chế giễu, và bạn thấy tim mình sắt lại, chỉ muốn "dạy cho đứa trẻ lớn kia một bài học". Đó là bản năng làm mẹ. Song bạn hãy yên tâm. Kiểu trêu ghẹo chơi đùa của trẻ con sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến con bạn (trừ khi đó là những xúc phạm, xâm phạm thân thể nghiêm trọng cần có sự can thiệp của người lớn). Bé không bận tâm việc bị trêu ghẹo đâu, và vẫn thích chơi với các anh chị lớn.

Bạn sẽ thấy mình phải chiều theo những đòi hỏi thật "vô lý"
Như con gái tôi có không dưới 4 cái chăn quanh giường xếp đặt cẩn thận khi bé ngủ, cái nào ở đúng chỗ cái nấy. Như chăn màu xanh lá thì ở bên trái của bé, cái màu hồng bên phải, hai cái còn lại quấn quanh người. Nếu thiếu dù chỉ 1 trong 4 cái, mẹ sẽ chẳng thể nào bắt bé đi ngủ được.

Hay một đứa trẻ khác mà tôi biết không bao giờ chịu ra khỏi nhà nếu không mang theo chiếc xe hơi đồ chơi yêu thích, cũng không ngủ nếu bố mẹ không xếp đường ray xe hơi qua gối của thằng bé khi nằm.

Có khi bạn ngủ quên trên sàn phòng con
Con đường chuyển bé từ cũi sang giường ngủ riêng không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Thế nên đôi khi "giấc ngủ" với bạn sẽ có nghĩa là nằm co trên sàn phòng con chợp mắt. Bởi bé có thể thức dậy nửa đêm "mò" sang phòng bố mẹ. Bạn lại phải bế con về giường, nằm đó chờ con vào giấc đến độ ngủ thiếp đi. Nhưng bạn sẽ thấy không hề gì, dù sao thì mọi người vẫn được ngủ.

Sẽ kết thêm bạn mới
Nhớ thời bạn kết bạn với ai đó đơn giản chỉ vì thích họ không? Ngày đó qua rồi. Giờ bạn sẽ thấy mình dành phần lớn thời gian rảnh (thường là 5 phút ở sân chơi) trò chuyện với mẹ của đứa trẻ mà con bạn chọn chơi cùng. Khi con lớn hơn, đến tuổi đi mẫu giáo, bạn sẽ thấy mình có xu hướng gắn chặt với nhóm của những bà mẹ tốt bụng chung chí hướng.

Phải nghe câu "con muốn bố"
Bỗng một ngày thiên thần bé nhỏ mà mọi khi không thể rời mẹ nửa bước, ngồi ăn cũng muốn trên lòng mẹ, đi công viên thích được mẹ bế, đi ngủ muốn được mẹ ôm lại tỏ ra chả còn thiết tha gì với mẹ. Bạn sẽ sốc đấy, nhưng cố gắng đừng tổn thương. Khoảng 3-4 tuổi, trẻ sẽ trải qua giai đoạn Elektra/Oedipal, là giai đoạn trẻ trở nên gắn bó hơn với người sinh ra mình ở giới tính đối lập (trẻ gái thích cha, trẻ trai thích mẹ).

Hãy tâm lý với ông xã, người cuối cùng cũng được nếm vị ngọt mà thiên thần bé nhỏ mang tặng. Nhớ rằng giai đoạn này không kéo dài mãi mãi. (Dẫu vậy, mẹ vẫn thật "đau" khi chuyện đang diễn ra).

Đừng quên: Bạn đang sống với một con vẹt!
Lúc đầu có thể bạn sẽ buồn cười nhưng lâu dần thì thấy bé làm vậy không được dễ thương lắm. Chẳng hay gì khi bé 2 tuổi gằn cốc uống nước của mình xuống bàn, hét lên câu: "Chết tiệt!". Và mọi bà mẹ có con nhỏ đều thấy thật kinh khủng khi bé cứ luôn mồm nghêu ngao những câu hát "không đúng với tuổi" nghe được trên radio.

Bạn rồi sẽ phải gào lên rằng: "Mẹ nói không là không!"
Cho dù bạn đã cố gắng không "quân phiệt" với con - kinh nghiệm rút ra từ mối quan hệ của chính mình với mẹ ngày trước. Nhưng rồi bạn vẫn có lúc mất kiên nhẫn vậy thôi. Tưởng tượng nhé:
- "Mẹ ơi, cho con chơi trên sân thượng được không?"
- "Không con ạ".
- "Tại sao?".
- "Tại vì rất nguy hiểm".
- "Nhưng mẹ Bin cho bạn ấy chơi đấy".
- "Mẹ Bin chắc là tốt bụng hơn mẹ hoặc là có đôi chút bất cẩn".
- "Tại sao ạ?".
- "Tại vì mẹ nói không là không! Được chưa?"

Tốt thôi, vì bé vẫn biết giữa bé và bạn, ai mới là mẹ. Đôi khi lý do "vì mẹ nói không" là tất cả những gì đứa trẻ cần nghe.

Nguồn: Dân trí

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thứ bậc trong gia đình và tính cách của con - Phần 1 (12/11)
 Để bé biết cách cư xử đúng mực (12/11)
 Khi con gặp biến cố (12/11)
 'Chinh phục' tính xấu ở bé 1-2 tuổi (12/11)
 Dạy con biết quan tâm - Phần 1 (11/11)
 Giúp trẻ quản lý tiền và học cách chờ đợi (11/11)
 Mẹ ơi, con sợ! - Phần 2 (11/11)
 Chọn sách phù hợp cho bé mầm non (11/11)
 Dạy bé lòng biết ơn (10/11)
 Học cách nhìn từ mắt trẻ (10/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i