Tâm lý
   Thứ bậc trong gia đình và tính cách của con – Phần cuối
 

Vì sao tính cách của các con tôi lại khác nhau đến thế? Làm sao để tôi có thể giúp con phát triển tốt nhất theo cách riêng của bé bây giờ? Hai câu hỏi lớn trên đây của các bậc cha mẹ dường như dẫn đến cùng một đầu mối...

Con giữa

Một số ngôi sao là con giữa: Anne Hathaway, Joe Jonas, Owen Wilson...

Sức mạnh bẩm sinh
Con giữa thường thuộc dạng "gió chiều nào xuôi chiều ấy". Khi một đứa em gái hay em trai ra đời, nó buộc phải học cách liên tục đàm phán và thỏa hiệp để có thể hòa hợp được với tất cả mọi người; vậy nên không có gì ngạc nhiên khi những đứa con giữa thường đạt điểm cao nhất trong số các anh chị em của mình trong bài kiểm tra về tính dễ chịu.

Vì ít được chú ý ở nhà nên con thứ cũng thường có những mối gắn kết rất chặt với bạn bè và ít gắn bó với gia đình hơn anh chị em của mình. "Chúng thường là người đầu tiên đi du lịch với gia đình khác hoặc ngủ lại nhà bạn," tiến sĩ Linda Dunlap, giáo sư đại học Marist College, New York, cho biết. Tracie Chuisano, mẹ của 3 đứa trẻ đến từ Wilmington, Bắc California, cũng nhận thấy những điểm này ở con trai giữa của mình. "Tôi cho cháu ngủ lại nhà bạn ngay từ hồi mới lớp 2, dù thậm chí nghĩ rằng anh cháu vẫn còn quá nhỏ để làm điều đó."

Những thử thách thường gặp
Con giữa đã là em bé của cả nhà cho đến khi bị "truất ngôi". Thật không may là chúng thường nhận biết được rất tinh rằng mình ít được bố mẹ quan tâm bằng những "kẻ tiên phong" là các anh chị hay những đứa con út bé bỏng; chúng cảm thấy yêu cầu và mong muốn của mình bị lơ đi, cảm thấy mình không được đánh giá cao. Sự phàn nàn này không phải là không có cơ sở: một điều tra của trang TheBabyWebsite.com cho thấy 1/3 các bậc cha mẹ có 3 con thừa nhận họ ít chú ý đến đứa con giữa bằng con đầu hay con út.

Quả thật, là con thứ trong gia đình là một vị trí không dễ dàng chút nào. Cũng vì thế, chúng rất dễ bị "lạc" ra ngoài.

Vậy bố mẹ nên làm gì?
Hãy tìm cách giúp những đứa con thứ ra trước trung tâm chú ý. Điều phàn nàn lớn nhất thường gặp ở con giữa là chúng không được "lắng nghe" trong gia đình, nhưng chỉ cần những hành động rất đơn giản của mọi người, như để chúng chọn nhà hàng hoặc bộ phim mà cả nhà sẽ cùng đi, điều đó có thể có ý nghĩa rất lớn. "Rất nhiều lần, những đứa con thứ phải chiều theo ý của anh chị và em của mình," tiến sĩ Maidenberg nói. Vì thế hãy làm thế nào để con cảm thấy được tôn trọng.

Các trường hợp đặc biệt
Chỉ một trên đời!
Bạn từng nghe nói con một khi lớn lên thường trở nên ích kỷ và lạc lõng với xã hội. Nhưng theo tiến sĩ Frank Sulloway, điều này không đúng, "Những đứa trẻ là con một có thể học kỹ năng nhân bản từ cha mẹ và các bạn cùng lứa." Thật ra, hầu hết con một khi lớn lên đều có những đặc điểm giống với con đầu lòng: tham vọng, ăn nói lưu loát; và vì có nhiều thời gian ở bên cha mẹ, con một cũng có thể tương tác thoải mái với người lớn.

Tuy nhiên, mặt trái của việc là con một đó là bé thường gặp phải một số khó khăn với bạn cùng trang lứa. Vậy nên bố mẹ hãy bảo đảm cho con dành đủ thời gian chơi với bạn bè, hãy đăng ký cho con tham gia vào các sân chơi, đội nhóm thể thao hoặc các hoạt động có tổ chức khác, bạn nhé.

Hạnh phúc nhân đôi
Thậm chí ngay cả khi có các anh chị em khác thì các cặp sinh đôi (hay sinh ba, tư) thường cùng lớn lên như một thực thể đồng nhất - vì đó là cách người khác nhìn chúng. Trong cái thực thể ấy có sự phân định lớn nhỏ rõ ràng, đứa trẻ được sinh ra trước thường hành xử như anh chị lớn, trong khi đứa sinh sau sẽ có những tính cách như một đứa em; tuy vậy nói chung mọi người vẫn nhắc đến những đứa trẻ này là "cặp sinh đôi" chứ ít khi tách riêng ra. Điều ấy có thể là nguồn gốc của những khó khăn, rắc rối khi cặp sinh đôi này lớn lên và có những hướng đi riêng để khắc họa tính cách của mình.

Cặp sinh đôi "Zack" và "Cody" nổi tiếng (Ảnh: Internet)

Vì thế, hãy khuyến khích cặp sinh đôi của bạn phát triển đam mê của riêng chúng. Dù chúng thích làm mọi thứ cùng nhau nhưng hãy tạo điều kiện để mỗi đứa trẻ phát triển sở thích và tính cách riêng, điều này quan trọng lắm đấy, bạn à.

Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Không khoan nhượng với sự bừa bộn? (19/11)
 Đồ chơi khiến con trở nên... bạo lực (19/11)
 Tách khỏi mẹ và phát triển độc lập (18/11)
 Lo cho con (18/11)
 Cha mẹ cũng cần học cách chơi cùng con (18/11)
 Dạy con theo trình tự mới (17/11)
 3 cách để bé tự dọn đồ chơi (17/11)
 Phát hoảng vì lời nói của con (17/11)
 Sinh nhật vắng mẹ, bố con mình xõa thôi! (17/11)
 Khi trẻ thích gây ấn tượng (16/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i