Kỷ luật tích cực với con cái
   "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực
 

Lắng nghe tích cực (hay còn gọi là "lắng nghe có suy nghĩ") là một công cụ giao tiếp tích cực khác. Nó rất hữu ích khi bạn nuôi dạy con, đứa trẻ sẽ trở thành trẻ vị thành niên sau này. Lắng nghe tích cực là nghệ thuật quan sát và lắng nghe cảm xúc, sau đó phản hồi lại. Lắng nghe tích cực không đòi hỏi bạn phải đồng ý với những cảm xúc của trẻ, nhưng việc lắng nghe tích cực sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự kết nối, và hiểu được một điều mà tất cả mọi người cần - tạo ra cơ hội để khám phá và làm rõ những biểu hiện huyền bí được gọi là cảm xúc.

Bé Chrissy chạy qua cửa trước và đóng sầm cửa lại, mạnh đến nỗi mà những bức tranh trên tường rung lên lách cách, và ngay lúc đó bé trào ra những hàng nước mắt. Cô bé gào lên, "Tammy đã lấy quả bóng của con. Con ghét nó!" Sau đó Chrissy tự ném mình lên trên ghế sô-fa trong những tiếng than khóc nức nở.

Diane, mẹ của cô bé nhìn lên từ những hóa đơn phải trả. Kìm lại những cảm xúc muốn la mắng Chrissy vì đã đóng sầm cửa, cô nhẹ nhàng nói: "Con dường như đang rất tức giận, con yêu?"

Chrissy suy nghĩ một chút, và nói nghe rất buồn rầu, kèm theo một tiếng sụt sịt - "Mẹ ơi, Tammy lớn hơn con, thật không công bằng khi bạn ấy lấy đồ chơi của con."
"Chắc chắn là con rất bực mình khi bị một cô gái lớn hơn bắt nạt" - Diane nói, vẫn chú ý đến phản xạ cảm xúc của con gái.

 

Cô bé nói rất chắc chắn: "Vâng, con đang tức điên lên, con không muốn chơi với bạn ấy thêm nữa." Cô bé ngồi lặng lẽ một lát và nhìn mẹ đang dán tem lên những bì thư - "Mẹ ơi, con có thể chơi bên ngoài sân sau được không ạ?"
Diane đã tặng cho con gái một cái ôm - và nhiều hơn thế nữa.

Bằng việc đáp lại một cách đơn giản những cảm xúc nổi bật của con gái (lắng nghe tích cực), Diane đã cố gắng không thuyết giảng, cứu giúp, hay làm giảm đi cảm xúc của con gái. Cô ấy đã cho phép Chrissy có cơ hội để phát hiện ra điều gì cô bé đang gặp phải, và cùng lúc đó, Chrissy đã tìm ra được một biện pháp để giải quyết chính vấn đề của mình. Vào lần khác, Diane có thể nói chuyện với con gái về việc tránh gây ra rắc rối trong tương lai - và có lẽ cô sẽ nói cho con gái biết nên làm gì để thể hiện cảm xúc, thay vì đóng sầm cửa.

Diane cũng đã thể hiện sự tôn trọng với những cảm xúc của con gái. Các bậc cha mẹ thường không đồng ý (hoặc là không hiểu hết được) với những cảm xúc của con, nhưng việc lắng nghe tích cực không đòi hỏi bạn phải đồng ý, hay hiểu hết cảm xúc của con lúc đó. Lắng nghe tích cực sẽ làm cho trẻ cảm thấy được lắng nghe, và để cho trẻ biết mọi việc đều tốt cả, cho dù cảm giác của trẻ có là như thế nào. Đồng ý với những cảm xúc của trẻ bằng tình yêu và sự hiểu biết, sẽ mở ra cánh cửa kết nối thật sự, và tìm ra cách giải quyết vấn đề, cùng nhau dựng lên một mối quan hệ bền chặt mãi mãi của tình yêu thương và sự thành thật.

Ví dụ như khi một đứa trẻ nói ra những câu nói sau, bạn sẽ đáp lại như thế nào?
- "Không, con sẽ không ngủ trưa!"
- "Con muốn có một cái bình giống như em bé có!"
- "Con ghét phải đi khám bác sĩ!"
- "Không ai sẽ để con chơi với họ đâu."

Những bậc cha mẹ thường hay đáp lại theo "chủ nghĩa người lớn", giống như: "Con không bao giờ đến ... là sao", "Khi nào con sẽ ...?", hay là "Mẹ phải nói với con bao nhiêu lần ...?" Cha mẹ thường cố gắng tranh cãi với một đứa bé đang bộc lộ cảm xúc thật sự của mình, với hi vọng làm thay đổi con cái, và giúp con cảm thấy tốt hơn. Những nỗ lực này giống như là:
- "Tất nhiên là con phải đi ngủ trưa - con đã làm như vậy từ khi lên 6 tuổi. Khi nào con học được một điều rằng con phải nghỉ ngơi vào buổi trưa?"
- "Đừng có ngốc nghếch như vậy. Chỉ có những đứa trẻ con mới sử dụng những cái bình đó."
- "Sao thế con yêu, con biết là con có rất nhiều bạn mà. Về bạn ..."
- Mỗi câu như ở trong những ví dụ trên có thể làm cho trẻ cảm thấy bị hiểu nhầm, và bị phản đối - kết quả là một cuộc tranh cãi và sự chán nản dành cho cả hai.
Lắng nghe tích cực thì sẽ giống như là:
- "Trông con đang rất thất vọng vì phải dừng chơi các đồ chơi. Con đã chơi vui rồi kia mà?"
- "Dường như con đang cảm thấy bị bỏ rơi khi em làm nhặng xị lên. Con có muốn nói gì thêm nữa với mẹ không?"
- "Thỉnh thoảng mẹ cũng cảm thấy sợ đi khám bác sĩ."
- "Hình như con cảm thấy rất buồn vì những đứa trẻ lớn hơn không hề để ý đến con?"

Những câu đáp lại này không tạo ra cảm giác bị suy xét, mà mở ra cánh cửa giúp trẻ đi xa hơn, trong việc khám phá những cảm xúc của chính bản thân mình. Hỏi rằng "Có gì thêm nữa?" thể hiện một sự sẵn lòng lắng nghe, và giúp trẻ khám phá được những cảm xúc sâu xa hơn, cả những cảm xúc bị che dấu.

Giống như hầu hết những người lớn. Thỉnh thoảng trẻ cần có một ai đó lắng nghe và hiểu trẻ. Lắng nghe tích cực sẽ giúp trẻ học hỏi về chính những cảm xúc của mình, có được những cách phù hợp để thể hiện cảm xúc, và sẽ giúp bạn tập trung đến điều gì thật sự quan trọng.

Mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng? (13/12)
 PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp. (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con” (10/12)
 Sự trả đũa, hay “con sẽ làm cho bố cảm thấy tồi tệ giống như con vậy”! (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i