Tâm lý
   Có phải con là thiên tài?
 

Mỗi ngày mới đến cùng vô số thông tin mới mẻ cho con yêu. Rồi bỗng một ngày bạn cảm thấy rối như bòng bong khi con tuyên bố mình đã biết tất cả mọi thứ...


..., nhưng dù thế vẫn không ngừng "tấn công" bạn bằng những câu hỏi trên trời dưới đất, và khi bạn trả lời thì lại cắt ngang bằng một câu "Con biết rồi!". Con là thiên tài, điều gì cũng biết sao?


Bạn có biết Mặt trăng ở gần hơn châu Phi? Và cái vịnh là cái hồ? Những điều này nghe chẳng có lý gì cả, nhưng nếu bạn nói thế với một đứa trẻ 4 tuổi, rất có thể bạn sẽ bị đứa trẻ ấy bảo ngược lại là: "Cô/ chú nói không đúng!"


Mỗi ngày mới đến cùng vô số thông tin mới mẻ cho con yêu. Rồi bỗng một ngày bạn cảm thấy rối như bòng bong khi con tuyên bố mình đã biết tất cả mọi thứ, nhưng dù thế vẫn không ngừng "tấn công" bạn bằng những câu hỏi trên trời dưới đất, và khi bạn trả lời thì lại cắt ngang bằng một câu "Con biết rồi!".


Bạn vốn luôn xem việc dạy con là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của mình, nhưng bé dường như đã trở nên không thể dạy dỗ được nữa rồi. Bạn đừng quá lo, vì việc này cũng nằm trong quá trình phát triển bình thường của rất nhiều đứa trẻ bình thường khác trên thế giới này thôi. Tiến sĩ Robin Goodman, nhà tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu về Trẻ em tại Đại học New York, giải thích: "Ở lứa tuổi lên 3, trẻ tập trung sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để khám phá thế giới. Chúng hăm hở lắng nghe những câu trả lời của bạn và ít quan tâm đến việc sẽ bị mọi người cho là ngốc nghếch hay thông minh. Tuy nhiên, khi lên 4, nhiều trẻ sẽ bắt đầu giả vờ rằng chúng khôn hơn tuổi."


Và dưới đây là 5 lý do.

Bé có nhu cầu được chiến thắng
"Trẻ lên 4 bắt đầu so sánh mình với các bạn khác," tiến sĩ Goodman nói. Chúng bị cám dỗ bởi việc... chơi ăn gian để thắng và khoác lác rằng "Tớ giỏi hơn cậu!" Bởi vì trẻ lứa tuổi mẫu giáo đã có vốn từ vựng để có thể chia sẻ thông tin nhiều hơn và hiệu quả hơn, nên việc biết cái gì đó hoặc ít nhất nói chúng biết cái gì đó cũng có thể làm tăng "lợi thế cạnh tranh" lên kha khá.


Đối với bé, điều đó rất có lý mà

Dù quả quyết rằng Mặt trăng gần hơn châu Phi, hay Hà Nội gần Sài Gòn hơn Nha Trang, bé vẫn chưa thật sự hiểu được sự khác biệt giữa gần và xa. Trong suy nghĩ của bé, Mặt trăng gần vì bé trông thấy được, hay Hà Nội gần vì bé đi (bằng máy bay) nhanh hơn đi Nha Trang (bằng ô tô)... Kiến thức của trẻ mẫu giáo mới chỉ dựa trên thông tin cụ thể và chúng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt những khái niệm trừu tượng. Vậy nên nếu chỉ cho một đứa trẻ lên 4 hai sợi dây và hỏi sợi nào dài hơn, bé có thể trả lời đúng; nhưng với những thứ không thấy được thì hầu hết các bé đều không thể trả lời.


Và nhiều khi bé "xạo" cũng là do muốn mình giống người lớn hơn thôi (Ảnh: Inmagine)


Bé có trí tưởng tượng phong phú

Trẻ 4 tuổi quen với việc đọc những quyển sách có cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu. Nếu bé kể lại một câu chuyện và có những điểm mà kiến thức của bé chưa xử lý được hoặc cảm thấy chưa "đã", bé sẽ đơn giản là tự thêm thắt xào nấu trong đó. Một bà mẹ có con 3 tuổi rưỡi kể lại: "Cháu có thể hàng giờ liền chơi khủng long đồ chơi và nói suốt những chuyện như chúng sống ở đâu, chúng thường làm gì. Thường thì những điều đó đều không đúng, nhưng khi tôi hỏi ‘Con học những điều đó ở đâu?' cháu đều tuyên bố rằng ‘Con tự biết mà.'"


Bé bị quá tải với thông tin

"Con biết rồi!" có lẽ là một cách lịch sự để bé nói "đủ rồi". Có thể chính bé tìm đến bạn để "muốn biết tất cả về động cơ ô tô hoạt động như thế nào", nhưng khi bạn bắt đầu thì bé lại cắt ngang. Bạn đừng lấy thế làm phiền lòng, hãy hiểu rằng thỉnh thoảng trẻ em cư xử như thể chúng muốn biết tất cả trong khi thật sự chỉ muốn biết những cái cơ bản hoặc một phần nhỏ xíu nào đó mà thôi.


Bé muốn được trưởng thành

Trẻ lên 4 rất tự hào về sự tự lập và quyền làm chủ của mình, chúng không muốn bạn nhận ra rằng chúng không biết gì. Nếu bé có cơ hội để nói: "Con biết rồi/ Con biết mà" - ngay cả khi chẳng biết tí gì - điều đó khiến bé cảm thấy mình thông minh và người lớn hơn. Cũng vì thế mà bé thường không muốn tiết lộ nguồn thông tin/ kiến thức của mình. Một đứa trẻ có thể nghĩ rằng nếu không kể với ai việc bé lấy thông tin ở đâu hoặc không thừa nhận rằng bé không biết mình lấy thông tin ở đâu, thì nếu bé có nói sai thì cũng không ai khám phá ra được.


Vì vậy, lần tới nếu bé nhà bạn khăng khăng một thứ gì đó quá sức vô lý là sự thật, đừng tranh cãi. Thay vào đó, hãy củng cố những gì đúng trong lời con nói. Ví dụ, nếu con bảo sông là hồ, hãy nói với con rằng, "con nói đúng, sông với hồ giống nhau ở chỗ đó cùng là nơi có rất nhiều nước." Cuối cùng, nếu bạn lo lắng rằng con bạn sẽ trở nên kiêu căng, hãy tự nhắc chính mình rằng đây chỉ là một giai đoạn thôi. Đến khi lên 5, bé sẽ có thể hiểu thêm về những khái niệm trừu tượng và sẽ bớt chuyện tuyên bố rằng mình biết điều gì đó trong khi thật sự không biết; và cụm từ "con biết" sẽ dần thay bằng cụm từ "con nghĩ là..." Đến lúc đấy biết đâu bạn lại nhớ sự tự tin của con lúc trước ấy chứ.


Muốn học hỏi và chứng tỏ mình, tất cả đều nằm trong quá trình phát triển hoàn toàn bình thường của con, vậy nên bố mẹ đừng trách mà hãy khuyến khích con nói lên ý kiến của mình và từ từ "sửa sai" cho con nhé. Cơ hội có được những cuộc trò chuyện thú vị giúp con học hỏi thêm được thật nhiều điều đang ở trước mắt bạn đấy.


Theo WWT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị bắt nạt ở trường (30/8)
 Mẹ bé Bốp chia sẻ cách giúp con hào hứng tới trường (30/8)
 Chọn sách cho trẻ theo từng độ tuổi (29/8)
 Làm thế nào quản lý trẻ ngang bướng? (29/8)
 Ở nhà 1 mình - con an toàn, mẹ hết lo (29/8)
 Tình cảm quyến luyến giúp trẻ phát triển (26/8)
 5 bài học giúp trẻ nam sống có trách nhiệm (26/8)
 Giải pháp thay thế nói ‘không’ (2 tuổi) (26/8)
 4 quan niệm sai lầm khi cho trẻ học song ngữ (25/8)
 7 câu nói cha mẹ nên tránh (25/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i