Giáo dục mầm non
   Trẻ em và căn bệnh giải trí thời đại
 
Nhu cầu giải trí hết sức quan trọng đối với trẻ em. Nhưng cũng chính những phương tiện giải trí hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, tâm tư tình cảm, đôi khi trở thành sự cám dỗ nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mê ti vi Ti vi là sự cám dỗ ngay cả với những người lớn. Người lớn xem ti vi, nhiều khi không để ý tới sự hiện diện của trẻ nên vô tình trẻ cũng "nhiễm bệnh"... mê ti vi. Nhiều gia đình đặt bàn học của trẻ ngay cạnh nơi đặt ti vi. Cha mẹ xem, bắt trẻ ngồi học bài, nhưng kỳ thực mắt trẻ vẫn dán lên màn hình hoặc đang đọc sách mà tai thì vẫn... lắng nghe. Lẽ ra, có một số chương trình không nên cho trẻ em xem, nhất là phim truyện có những cảnh yêu đương, khơi dậy trí tò mò của trẻ. Vì vậy, trẻ đâm ra "khôn sớm", nói những câu khiến người lớn giật mình vì... ngượng. Có những trẻ 1 tuổi đã bị căn bệnh... mê ti vi do ở nhà với người lớn. Người lớn nhàn rỗi, vừa trông trẻ vừa xem ti vi giết thời gian, nên trẻ con... bắt buộc phải xem, một ngày từ 4 - 6 tiếng. Xem ti vi nhiều đối với trẻ nhỏ không chỉ làm trẻ dễ mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ mà còn ảnh hưởng đến mắt, thần kinh. Mê phim chưởng và trò chơi bạo lực Chị Linh (Quang Trung, P.11, Gò Vấp, TP.HCM) lo lắng cầu cứu chuyên gia tâm lý: “Không hiểu thằng cu nhà em dạo này bỗng dưng tánh nết thay đổi. Đang ngồi học, nó nhảy dựng lên, nghiến răng đấm đá mẹ. Đi học thì mang theo súng nhựa uy hiếp bạn bè...". Mãi sau, để ý những lời phát ngôn của con... sặc mùi phim chưởng chị mới vỡ lẽ... Thì ra, chồng chị ngày ngày thuê đĩa phim chưởng, phim hành động về xem, thằng bé cũng say sưa ngồi cạnh bố. Lại được bố cưng chiều mua cho nào dao găm nhựa, kiếm nhựa, súng nhựa nên cậu bé tha hồ học các nhân vật "hành tẩu giang hồ". Tương tự, phòng khám tâm lý bệnh viện nhi đồng 2 (TP.HCM) từng tiếp nhận một trường hợp trẻ bị rối loạn tâm lý. Nguyên do bố cậu bé thất nghiệp, xem ti vi hầu như cả ngày. Không những thế, 3 giờ đêm ông bố lại bật ti vi xem tới sáng. Trong thời gian này cậu bé cũng dậy ngồi trong màn lặng lẽ xem. Những bộ phim kinh dị, phim chưởng đã ngấm vào đầu cậu bé. Mới 3 tuổi, cậu thuộc cả lời thoại lẫn lời bài hát trong phim. Cậu luôn trong cơn hoảng loạn, lảm nhảm những câu đầy "máu me" khiến bà mẹ hoảng sợ... Nghiện game, internet và... chat Chị Nguyễn Thị Hoa (Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh) rất buồn bã khi kể về cậu con trai học lớp 6 của mình. Trừ khi ở trường còn những buổi nghỉ ở nhà thì chỉ thoáng một cái cậu bé đã biến mất. Và chị biết ngay là phải tìm cậu trong các tiệm game gần nhà. Cậu bé nghiện game quên ăn quên ngủ. Vợ chồng chị từng sắm cho con máy vi tính để học tập nhưng một thời gian sau phát hiện ra cậu bé chỉ dùng máy để chơi game. Chị bán máy thì cậu ra tiệm. Bị quản thúc, cậu “cúp cua” để tạt vào hàng game chơi cho bõ thèm! Tiền ăn sáng cậu dành hết cho các tiệm game. Nhìn mặt cậu con trai dại đi vì ngồi máy tính nhiều, chị vừa xót vừa bực, nhưng vì cả hai vợ chồng đi làm cả ngày nên không thể quản nổi con. Internet đã đánh cắp một lượng thời gian không nhỏ của trẻ. Nhà khá giả có trang bị internet tại nhà thì ăn, chơi, học... trẻ đều có net bên mình. Điều đáng nói là các cô cậu học trò coi internet là một người bạn không thể thiếu, chúng mê mẩn thế giới ảo rộng lớn đó đến nỗi lơ mơ với chính thực tại. Khi học hành giảm sút chúng lại càng lấy internet làm cứu cánh. Không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng, thậm chí bất lực trước những hiện tượng bất bình thường của con cái do chúng quá ham mê những phương tiện giải trí. Nhiều người đã gọi đến các trung tâm tư vấn để tìm hướng giải quyết. Để trẻ không bị nô lệ bởi các phương tiện giải trí Cần phải chuẩn bị "đối phó" với việc này ngay từ khi trẻ khoảng 1-2 tuổi. Theo các nhà tâm lý, trẻ em cần những bộ phim hay dành cho lứa tuổi nhưng tốt nhất là cho các em tiếp xúc với văn học, âm nhạc, thiên nhiên. Những câu chuyện thiếu nhi giúp các em có một óc tưởng tượng phong phú, thay vì xem phim nhiều sẽ làm các em lười liên tưởng. Đó là lý do các em bé thích đọc truyện thường có năng khiếu về văn và khiếu ăn nói, còn trẻ em mê chat, mê game thường là những đứa trẻ cô độc, do cha mẹ có quá ít thời gian dành cho chúng. Nếu trẻ đã "nhiễm" vào một trong những "đam mê" trên thì hãy kiên nhẫn. Bằng sự khéo léo, phụ huynh nên lôi kéo các em vào các trò chơi thể thao, vào việc học nhạc, học hát, sinh hoạt tại các nhà văn hóa là rất lành mạnh và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hồng Dung(Thanh Niên)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.HCM: hướng dẫn trẻ mầm non thực hiện thí nghiệm (22/7)
 Xây trường mầm non cho trẻ em vùng sâu (21/7)
 Khi đàn ông làm... nghề nuôi dạy trẻ (20/7)
 Giáo dục mầm non còn nhiều khó khăn (20/7)
 Ngày đầu tiên con đến trường (20/7)
 Kỳ thi... “có một không hai”!(tiếp theo) (16/7)
 Kỳ thi... “có một không hai”! >> Trách nhiệm của Vụ Giáo Dục (16/7)
 "Bé kể chuyện hay" (12/7)
 4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ (10/7)
 "Con đã lớn khôn", bộ phim cần thiết cho các nhà giáo dục mầm non (7/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i