Tâm lý
   'Chinh phục' tính xấu ở bé 1-2 tuổi
 

Với cha mẹ, hành vi ở bé mới biết đi đôi khi là thách thức.
Nhiều bé bắt đầu cực kỳ ương bướng ở giai đoạn 18 tháng tuổi và kéo dài đến 3 tuổi. Nếu bạn muốn biết rõ hơn vì sao bé lại cư xử như thế, bạn cần hiểu rõ giai đoạn phát triển của bé cũng như đề ra những kỷ luật tích cực.


Nhớ rằng bé còn nhỏ
Con của bạn suy cho cùng cũng chỉ là một em bé non nớt. Bé chưa có ý thức cao và càng không hiểu vì sao không được làm thế. Nếu bạn hy vọng bé hiểu biết hết và cư xử như thể bé đã 10 tuổi thì hẳn là bạn chỉ ôm lấy thất vọng. Những biểu hiện ương bướng ở bé mới biết đi là hoàn toàn bình thường vì bé chỉ muốn trở thành trung tâm chú ý. Để nhận được quan tâm từ cha mẹ, bé có thể áp dụng mọi cách, kể cả đập phá hay gây ồn ào.


Bé chỉ hiểu ‘ở đây' và ‘bây giờ'
Các bé dường như sống trong khung thời gian nhỏ hẹp. Nhược điểm của việc này là bé không nhớ được việc nào đó đã bị cấm, dù được cha mẹ nhắc nhở nhiều lần.


Bé mè nheo nhiều cũng là vì muốn yêu cầu phải được thực hành ngay lập tức. Và mọi hình phạt dành cho bé cũng nên áp dụng ngay, không phải chờ đến vài ngày sau. Kể cả chuyện khen ngợi bé cũng phải làm ngay sau mỗi hành động tốt.


Hãy rõ ràng và nhất quán
Con của bạn cần nhận được những yêu cầu rõ và nhất quán từ cha mẹ. Không nên cười với một việc làm của bé nhưng hôm sau lại trách phạt con cũng vì việc làm đó. Cũng không nên "mẹ đấm - bố xoa" - cha mẹ cần phải đưa ra cùng một nguyên tắc. Bởi vì bé chưa đủ nhận thức để phân loại cách ứng xử từ người lớn. Cần đảm bảo ngôn ngữ cơ thể bạn không khác xa so với những gì bạn nói.


Hình ảnh: sưu tầm từ Internet


Đừng đổ mồ hôi về những điều nhỏ
Hãy cho bé thời gian nghỉ ngơi. Bé không thể làm tốt mọi việc mọi lúc. Bạn cũng đừng quá xét nét những hành vi vụn vặt ở bé, cần tập trung vào những thứ lớn hơn (với những chuyện mà bạn thấy không được phép) và giải thích cho bé. Cần nhớ rằng, các bé phải được vui vẻ và học hỏi những điều mới. Quá trình học cái mới lại liên quan đến những hành vi sai; vì thế, bé luôn cần cha mẹ hỗ trợ để biết điều nào là đúng.


Xem xét hành vi hư, không phải bé nhà bạn hư
Con bạn sẽ có những hành vi không thể chấp nhận được. Nhưng điều đó không có nghĩa là bé nhà bạn hư đốn. Khi bạn không hài lòng với việc làm ở bé, cần nói rõ ràng, đó là việc không ngoan, chứ không phải bé không ngoan.


Không bé nào muốn bị trách mắng hư đốn. Nếu bạn liên tục nói bé hư thì bé có thể tin vào điều đó và cuối cùng, bé sẽ trở nên khó bảo như lời bạn nói. Hãy cho bé lựa chọn để thay thế, ví dụ: "Mẹ không thích con nói như thế. Con phải nói lịch sự chứ, nói là ‘Con xin bà ạ'".


Không ‘hơn thua' với bé nhà bạn
Có lúc bé nhà bạn cũng muốn "gây chiến" với mẹ; chẳng hạn, khi bé nói: "Con ghét mẹ", bạn có thể lờ đi hoàn toàn hoặc nói: "Con nói thế làm mẹ buồn. Dù gì thì mẹ vẫn yêu con".


Phản hồi tích cực
Nhiều cha mẹ chỉ giỏi phê phán mà thiếu những phản hồi tích cực. Bé cần nhận được cổ vũ tích cực; vì thế, nói cho bé đâu là hành vi tốt, đáng khen, đáng được nhận phần thưởng sẽ làm bé vui lòng.


Bỏ qua hành vi không chấp nhận được

Mục đích vòi vĩnh ở bé đôi khi là để thu hút sự chú ý. Nếu bé không đạt được mục đích, bé sẽ chuyển sang hướng khác. Lờ đi hành vi xấu của bé cũng cần nhất quán. Nếu bé biết đòi hỏi được đáp ứng (dù ở lúc khác) thì bé sẽ tiếp diễn mè nheo. Do đó, bạn cần phải kiên trì.


Theo Bibi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuyệt chiêu nuôi dạy con "đỉnh" nhất cho bố mẹ (22/11)
 Dạy trẻ biết lắng nghe: Chơi mà học (22/11)
 Đừng chui vào vỏ ốc con nhé (22/11)
 Trẻ mẫu giáo: 4 bí mật chưa ai nói với bạn (21/11)
 Khi cha mẹ khẩu chiến trước mặt con trẻ (21/11)
 Những điều nên, không nên nói với 'trống choai' (21/11)
 10 điều tuyệt đối không nên làm trước mặt con (18/11)
 Kỳ công dạy con trai (18/11)
 Có nên cho con tiền khi đến lớp?! (18/11)
 Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học (17/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i