Tâm lý
   4 tuyệt chiêu nuôi dạy con một
 

Với tâm lý 'mắng thì con hờn, đánh thì mẹ xót' nên những đứa con 'cầu tự' mới trở thành khó dạy.


Cô bạn tôi lập gia đình khi đã ‘quá lứa, lỡ thì'. Rồi cầu cúng, cố gắng mãi mới sinh được cậu quý tử nối dõi. Vì vậy, vợ chồng bạn ‘dốc tâm, dồn sức', hết mực cưng chiều và chăm sóc...


Ngày bé, mỗi lần ‘mắng thì con hờn mà đánh thì mẹ xót' nên bạn tôi coi con như ‘con vàng, con bạc' chỉ nhẹ nhàng nói vài câu rồi cho qua dù con hư hỗn đến mấy. Để đến giờ, khi ‘cục vàng' đó đến tuổi thành niên, ăn nói xấc xước và không chăm lo học hành, bạn tôi thấy nhói lòng và không khỏi tự trách vì đã quá nuông chiều con.


Vậy mấu chốt để nuôi dạy con một ngoan ngoãn là thế nào?


Với tâm lý 'mắng thì con hờn, đánh thì mẹ xót' nên những đứa con 'cầu tự' mới trở thành khó dạy. (Ảnh minh họa).


1. Loại bỏ vị trí ‘độc tôn' của trẻ
'Của hiếm là của quý", con một thường được cha mẹ dồn hết tình yêu thương, tâm huyết để chăm sóc, cưng chiều. Điều đó vô tình khiến trẻ luôn cảm thấy mình là 'rốn của vũ trụ', mình đặc biệt và sẽ được đáp ứng tất cả những gì mong muốn nên càng lúc càng trở nên khó bảo, bướng bỉnh, hay quấy nhiễu...


Vì vậy, dù con có là ‘duy nhất' thì bạn cũng không nên quá nuông chiều và đề cao con. Không giành cho con quá nhiều đặc quyền để con thấy mình luôn hơn người và khác biệt. Hãy dạy con biết cách chia sẻ, cảm thông và nhường nhịn... ngay từ tấm bé.


2. Đừng ‘ủm' con quá kỹ
Do bé là con một nên bạn tự nguyện hy sinh mọi thứ chỉ để đáp ưng tất thảy nhu cầu của con. Tốt nhất, hãy dạy dỗ, hướng dẫn con như một giáo viên, chứ không phải làm thay cho con. Để trẻ tự làm mọi việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và ngày càng độc lập hơn. Về lâu dài, khi trẻ mắc lỗi thì cũng tự biết cách khắc phục tình hình mà không dựa dẫm ở cha mẹ.


3. Dạy con sống hòa đồng
Những đứa trẻ là con một cần phải được gặp gỡ nhiều bạn bè cùng trang lứa để học cách sống hoà hợp với mọi người. Trường học không phải nơi duy nhất chúng có thể làm điều đó. Bạn nên để trẻ đến chơi nhà các bạn hoặc cho phép trẻ ra ngoài cùng các anh chị em họ. Việc này giúp trẻ có cơ hội cọ xát với thế giới bên ngoài: học cách tự làm chủ bản thân và giải quyết các mâu thuẫn...


4. Biết cách nói ‘không'
Điều này vô cùng quan trọng. Do chỉ có một con nên cha mẹ thường thấy khó khăn khi từ chối bé. Khi được đáp ứng mọi thứ, bé sẽ càng ích kỷ và thích đòi hỏi nhiều hơn. Bằng cách nói "không" hợp lý, chính là bạn đã dạy cho bé những quy tắc tốt trong cuộc sống.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp trẻ nhận biết "mặt trái" (17/1)
 Dạy con biết 'yêu' tiền từ mẫu giáo? (17/1)
 Những công việc vừa sức cho trẻ 9 tuổi (16/1)
 Dạy trẻ tập nói: 3 sai lầm điển hình (16/1)
 Con chỉ khoe thành tích, giấu khuyết điểm – Cha mẹ nên làm gì? (16/1)
 “8 không”: Bí quyết dạy trẻ vâng lời! (13/1)
 Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 2-5 tuổi (13/1)
 'Bắt mạch' cho con ky bo (13/1)
 Khéo trả lời câu hỏi của con trẻ (12/1)
 ‘Chiến thuật’ kỷ luật bé (12/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i