Trẻ sơ sinh
   Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi
 

Chuyện vui chơi của bé ngày càng linh hoạt hơn. Bé thích đổ hay làm đầy các cốc (chứa nước hoặc cát); xếp ly, xếp vòng....

Bé có vài bước đi

Đi bộ thường bắt đầu khi bé trải qua sinh nhật lần đầu tiên của mình. Trước giai đoạn đó, bé có một số dấu hiệu "tiền đi bộ", chẳng hạn chập chững vài bước xung quanh khi đứng thẳng, chống lên đồ nội thất. Khoảng 9 tháng tuổi, bé lẫm chẫm vài bước nếu được mẹ trợ giúp. Bé đang học cách làm sao để uốn cong đầu gối, làm sao để ngồi xuống sau khi đứng...

Bạn có thể giúp con bằng cách đứng hay quỳ trước mặt bé, giữ hai tay bé và để bé chập chững bước về phía mẹ.

Đảm bảo an toàn cho ngôi nhà là điều cần thiết ở giai đoạn này. Nên có thanh chặn cửa để bé không bò ra ngoài hay lao xuống cầu thang. Nên đề phòng với những thứ đặt trên cao vì nó có thể đổ ụp vào người bé.

Liệu có nên mua cho bé một đôi giày thích hợp

Khi bé đứng và lẫm chẫm với bước đi đầu tiên, bạn sẽ tự hỏi liệu có nên mua cho con một đôi giày. Cho đến khi bé đi ra ngoài thì bé mới cần một đôi giày. Bàn chân của bé phát triển nhanh chóng và nếu ngón chân bị cản trở bởi những đôi giày hẹp, các ngón chân của bé không thể duỗi thẳng ra và phát triển được.

Nên để bé được đi chân trần xung quanh nhà. Đi chân đất làm săn khỏe cơ vòm ở bàn chân và cơ chân. Nó cũng giúp bé cân bằng khi đi ở những bề mặt khác nhau.

Những trò chơi thích hợp với bé

Bé thích tìm đồ chơi trong giỏ (hộp) và nhặt chúng. Có thể cho bé một xô nhựa và những khối hình đầy màu sắc để bé thực hành kỹ năng mới này. Bé cũng thích những đồ chơi chuyển động chẳng hạn xe có bánh, đồ chơi có cửa đóng - mở... Các loại ôtô nhựa lớn bé có thể đẩy quanh sàn nhà lôi cuốn bé dù là bé trai hay bé gái.

Cha mẹ nên là bạn chơi với con. Thử lăn một quả bóng lại chỗ bé và khuyến khích bé lăn lại cho mẹ.

Thời gian tắm cũng là cơ hội tuyệt vời để vui chơi. Bé thích một số chén nhựa nhỏ để đong nước hoặc một cái sàng nhựa để bé lọc nước thỏa thích.

Trợ giúp khi bé khó gần người khác

Trong tháng này và vài tháng tới, cảm giác sợ hãi khi xa mẹ lên đỉnh điểm. Mặc dù đó là tâm lý bình thường nhưng sẽ khiến mẹ khó xử và bối rối. Với những bé khó gần người lạ, bạn có thể hỗ trợ để bé và người lạ tiếp cận từ từ, giảm bớt sợ hãi cho con.

Nếu bạn phải để con lại với một người trông bé mới, nên cho bé chơi với cái gì thân thiết của mẹ như một cái mũ hay cái khăn. Bé có thể thấy hơi mẹ qua đồ vật này và nó giúp an ủi bé.

Giúp bé hiểu ngôn từ

Chuỗi âm thanh bập bẹ của bé có thể tạo thành vần điệu có nghĩa, ví dụ như "mama", "baba"... Tất nhiên, bé chưa thể kết nối "mama", "baba" với cha mẹ mà chỉ là âm thanh bé dễ bập bẹ.

Ở giai đoạn này, bé tiếp thu được nhiều từ vựng hơn. Khi mặc quần áo, xem phim, chuẩn bị bữa tối... bạn nên tranh thủ nói chuyện với con.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi (30/1)
 Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi (30/1)
 Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi (30/1)
 Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi (18/1)
 Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi (18/1)
 Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi (17/1)
 Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi (16/1)
 Sự phát triển của bé một tháng tuổi (12/1)
 5 mẹo dỗ con khóc dạ đề (10/1)
 Sự phát triển của bé sơ sinh (10/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i