Xã hội
   Báo động nạn xâm hại trẻ em
 

Ngược đãi trẻ em đang trở thành vấn đề nóng, khi thời gian gần đây ở nhiều địa phương liên tục xảy ra chuyện cha mẹ nuôi, chủ sử dụng lao động xâm hại trẻ em một cách tàn nhẫn.


Quyền trẻ em là được học hành, vui chơi


MỖI NĂM CÓ KHOẢNG 100 TRẺ EM BỊ GIẾT
Hình ảnh bé Nguyễn Thục Phi (SN 2003) bị cha mẹ nuôi là Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến (ngụ xã Hành Trung, H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đánh đập đến hoảng loạn tinh thần, không dám tiếp xúc với người khác đã khiến dư luận phẫn uất trước các hành vi bạo lực, ngược đãi đối với trẻ em. Chuyện trẻ vị thành niên bị ngược đãi tàn nhẫn như trên không phải mới lạ, mà vẫn âm ỉ diễn ra đây đó tại các địa phương và chỉ thực sự nóng lên khi bị cơ quan truyền thông phát hiện, lên án.


Tại báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008 - 2010, Bộ trưởng Lao động - Thương binh & Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: mặc dù những năm qua việc phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và những trẻ em có nguy cơ ngày càng được các tổ chức xã hội chú trọng hơn, nhưng tình trạng bạo lực, ngược đãi, xâm hại, bóc lột, buôn bán trẻ em vẫn diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, mỗi năm cả nước có khoảng 3.000 đến 4.000 vụ bạo hành trẻ em và khoảng 100 trẻ em bị giết.


Năm 2011, tại TPHCM có 108 đối tượng bị bắt, xử lý với nhiều tội danh như giết trẻ em, hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em, mua bán, bắt trộm, đánh tráo trẻ em... Đáng lo ngại nhất là tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục và cố ý gây thương tích luôn dẫn đầu về số vụ và số nạn nhân.


TRẺ BỊ BÓC LỘT, LẠM DỤNG TÌNH DỤC
Là một trung tâm kinh tế nên TPHCM thu hút hàng ngàn lao động từ khắp nơi đến tìm việc làm, trong đó có một lượng không nhỏ trẻ vị thành niên. Mặc dù không được phép, nhưng lao động trẻ em vẫn được nhiều cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng. Do thiếu hiểu biết, không người bảo vệ nên các em thường bị bóc lột, ngược đãi, đánh đập. Từ thông tin của quần chúng, nhiều trẻ nhỏ đã được các tổ chức xã hội, cơ quan công an giải thoát đưa về với gia đình. Tuy nhiên vấn nạn lao động trẻ vẫn nóng, do quan niệm đơn giản của các bậc phụ huynh và do trẻ thích "tự lập" sớm...


Trong chuyên đề "đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em", qua phân tích 77 vụ án xâm hại trẻ em xảy ra năm 2011, Phòng CSĐTTP về TTXH CATP cho thấy độ tuổi trẻ em bị xâm hại nhiều nhất từ 13 đến 16 tuổi (chiếm 72,50%). Do thiếu sự quan tâm của gia đình, lại bồng bột về suy nghĩ và hành động nên trẻ dễ bị người khác sai khiến làm những việc trái pháp luật hoặc lạm dụng tình dục.


Là hàng xóm trọ chung với nhau đã lâu nên Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1996, quê Đồng Tháp) biết rõ giờ giấc sinh hoạt của gia đình bé P.T.N. (SN 2003, tạm trú xã Tân Kiên, H.Bình Chánh). Khoảng 20 giờ ngày 2-7-2011, thấy bé N. ở nhà một mình, Sơn tìm cách dụ dỗ hiếp dâm. Việc đồi bại bị vỡ lở khi có người phát hiện, bắt Sơn giao CA xử lý.


Tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục (hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em) luôn chiếm tỷ lệ cao, diễn ra ở nhiều quận huyện, tập trung đặc biệt tại các khu nhà trọ - nơi mà các bậc cha mẹ mải lo kiếm sống, không có thời gian quan tâm đến con trẻ. Phân tích từ nhiều vụ án hình sự xảy ra thời gian gần đây cho thấy, đối tượng xâm hại trẻ em phần lớn là những người đã trưởng thành, có nhận thức và trình độ học vấn nhất định. Cụ thể, đối tượng không ngành nghề, học thức và dưới 16 tuổi chiếm con số rất khiêm tốn, trong khi đó số đối tượng có việc làm và trên 18 tuổi chiếm 66,66%.


Không chỉ có người lớn bạo lực với trẻ em, gần đây có nhiều vụ cố ý gây thương tích và giết người mà thủ phạm và bị hại đều là trẻ vị thành niên. Điển hình là vụ giết người tại ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, H.Củ Chi lúc 14 giờ ngày 11-7-2011. Cha mẹ đi làm suốt ngày nên ngoài giờ học, nhóm trẻ nhỏ trong khu nhà trọ thường tụ tập chơi bời cùng nhau. Chán các trò chơi thông thường, đám con nít tập tành đánh bài ăn tiền. Do mâu thuẫn về tiền bạc nên giữa Võ Hoàng Kỳ và Huỳnh Minh Nhựt (cùng 12 tuổi) xảy ra tranh cãi. Kỳ đã dùng dao đâm Nhựt chết ngay tại chỗ.


Nhắc đến tình trạng trẻ em bị xâm hại, thông thường nhiều người vẫn nghĩ tỷ lệ có phần nghiêng trội về giới nữ, nhưng thực tế lại khác: trong số 80 trẻ em bị xâm hại năm 2011, có 46 em nam, chỉ có 34 em là nữ.


Đưa ra các số liệu về tỷ lệ, độ tuổi trẻ em dễ bị xâm hại, chúng tôi hy vọng các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội ở cơ sở sớm tìm ra các giải pháp quan tâm, giúp đỡ trẻ nhỏ, tránh để các em bị người khác lợi dụng xâm hại trong mọi trường hợp.


Theo ĐSCT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 (24/2)
 UNICEF cần cứu đói hàng chục triệu trẻ em châu Phi (24/2)
 Từ 20/2/2012: Khoảng một triệu giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên (23/2)
 Trẻ tự kỷ gian nan đường đến trường vì… thiếu luật? (23/2)
 Bệnh tay chân miệng thành dịch tại Singapore (23/2)
 Khó kịp tiến độ phổ cập trẻ mầm non năm tuổi (22/2)
 Hà Nội: Phụ huynh bức xúc vì nhà trường đổi sữa của trẻ (22/2)
 Pháp: Trẻ mẫu giáo áp dụng học bài qua Twitter (22/2)
 Đà Nẵng: Tăng cường phòng dịch tay chân miệng ở trường mầm non (21/2)
 Không tăng giá sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (21/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i