Giáo dục mầm non
   QUẢNG NGÃI Trẻ mầm non thiếu phòng học
 

Hàng trăm phụ huynh ở tỉnh Quảng Ngãi đang đứng ngồi không yên vì con của họ không thể đến trường do hết phòng học.


Thực trạng đáng lo ngại này đang xảy ra không chỉ ở các huyện miền núi mà ngay tại trung tâm tỉnh Quảng Ngãi. Thậm chí, nhiều nơi nếu may mắn có chỗ, trẻ cũng phải học trong những dãy phòng tạm bợ hoặc học nhờ nhà dân.


Khiếu nại tập thể
Xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh - Quảng Ngãi có 350 trẻ từ 3-5 tuổi nhưng chỉ có 190 trẻ được đến lớp, chủ yếu là trẻ 5 tuổi. Căng thẳng nhất có thể kể đến thôn Đông Hòa - nơi chỉ có 1 lớp mẫu giáo dành cho 30 trẻ độ 5 tuổi, còn lại gần 40 trẻ đành ở nhà. Bức xúc trước sự việc trên, hàng chục hộ dân ở thôn Đông Hòa đã ký đơn khiếu nại tập thể gửi chính quyền địa phương để xin cho con đi học.


Anh Hà Đức Long (ngụ thôn Đông Hòa) nói: "Tôi có 2 con, đứa sinh năm 2007, đứa sinh năm 2008. Phải chi nghèo không có tiền cho con đi học, đằng này mình tha thiết muốn con đi học để không mù chữ như cha nó. Thế mà xin hoài không được".


Trường "không tên"

Trường Mầm non Tịnh Giang có lẽ là ngôi trường thuộc hàng "hiếm" của cả nước vì không có bảng hiệu trường. "Chỉ có tên gọi trong giấy thôi chứ học nhờ thì làm chi có chỗ để treo bảng hiệu. Ban giám hiệu cũng không có chỗ làm việc. Chúng tôi cũng trăn trở chứ không riêng gì phụ huynh. Biết là các cháu chịu thiệt nhưng đành lực bất tòng tâm. Hiện tại, tất cả điểm trường mầm non ở xã Tịnh Giang đều học nhờ ở nhà sinh hoạt văn hóa của thôn" - bà Nguyễn Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tịnh Giang, phân trần.


Học sinh Trường Mầm non xã Sơn Long, huyện Sơn Tây - Quảng Ngãi ngồi học trên chiếu nhưng được xem là đã tốt hơn rất nhiều so với các điểm trường trong huyện.


Còn ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, chỉ hơn 30% trẻ từ 3-5 tuổi được học mầm non tại địa phương. Riêng trẻ 5 tuổi, toàn xã có 336 cháu nhưng 32 cháu không có chỗ học. Không để con mình chịu thiệt, nhiều phụ huynh xin cho con đi học nhờ ở các xã lân cận. Chị Mai Thị Hạnh (34 tuổi, ngụ thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An) thổ lộ: "Ở Nghĩa An, con tôi chỉ học 1 buổi, còn lên Nghĩa Hòa thì được học 2 buổi/ngày. Ở đó, cháu được học bán trú, có cô giáo lo chuyện ăn uống nên mình yên tâm đi làm".
Chỗ học tạm bợ


Trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, học sinh mầm non may mắn lắm mới được học trong những ngôi trường kiên cố. Không ít trẻ phải học trong cảnh "3 không" (không điện, nước, nhà vệ sinh).


Bà Dương Thị Thu Thủy, Phó Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tịnh, cho biết toàn huyện có 21 trường mầm non với hơn 100 điểm trường. Hầu hết các điểm trường đang xuống cấp và không có nhà vệ sinh. Diện tích của phòng học chật hẹp nên khó triển khai hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non mới nhằm phát triển tính chủ động, tư duy của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục không bảo đảm.


Còn bà Huỳnh Thị Lan Phương, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non - Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, ví tầm quan trọng của giáo dục mầm non như đặt viên gạch để xây dựng nền móng vững chắc của một ngôi nhà. Đây là giai đoạn trẻ cần được quan tâm đầu tư đặc biệt, giúp phát triển toàn diện trí - thể - mỹ. Trẻ ở lứa tuổi này phát triển mạnh về nhân cách nên cần có "bàn tay" của những người làm công tác giáo dục để ươm mầm nhận thức cho các em.


"Hằng năm, ngành giáo dục tỉnh vẫn cố gắng đầu tư nhưng nhìn chung bậc học mầm non lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Hiện toàn tỉnh có 209 trường mầm non với hơn 800 điểm trường. Trong tổng số 1.641 phòng học thì có 76 phòng học tạm, 182 phòng học nhờ. Toàn tỉnh thiếu hơn 500 phòng học, 709 nhà vệ sinh, khoảng 150 điểm trường có đủ nước sạch và chỉ có 155 trường có đồ chơi cho trẻ" - bà Phương nói.


Đi dạy phải mang theo... cuốc!
Tại Trường Mầm non Tịnh An (huyện Sơn Tịnh), cô giáo Lê Thị Thanh Quýt dạy ở điểm trường tại thôn Long Bàn luôn phải chuẩn bị sẵn cây cuốc. Do trường thiếu nhà vệ sinh nên khi các cháu có nhu cầu, cô giáo dẫn ra sau trường dùng cuốc đào lỗ cho cháu đại tiện rồi lấp lại.


Quan sát xung quanh trường học, chúng tôi không thấy công trình nước sạch. Nhiều học sinh phải học trong những căn phòng nóng bức vì thiếu điện.


Nghe chúng tôi nói bệnh tay chân miệng đang lây lan, cô Quýt bảo: "May là chưa có cháu nào mắc bệnh. Nhà trường chủ yếu nhắc nhở phụ huynh làm vệ sinh cho các cháu lúc ở nhà".


Theo NLĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tiền Giang: Nâng chất chăm sóc trẻ mầm non (12/6)
 Trường mầm non công lập ngày càng chiếm ưu thế (11/6)
 Học chữ trước tuổi: Phụ huynh đừng gây sức ép cho con (8/6)
 Bắc Kạn cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non (7/6)
 Mầm non ngoài công lập: Nhiều vướng mắc trong quản lý (6/6)
 11 nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD-ĐT từ nay đến 2016 (5/6)
 Nghệ An: Bàn giải pháp giảm quá tải trong các trường mầm non (4/6)
 Dạy trẻ bài học sẻ chia (1/6)
 Cuộc đua vào trường mầm non công lập (31/5)
 Trẻ vào hè, phụ huynh rối bời (30/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i