Trường tốt cho con
   Niềm Vui Con Nhận
 

Khi đưa con trẻ đến trường, không ít các bậc phụ huynh canh cánh nỗi lo về sự hòa nhập của con trẻ với gia đình, thầy cô, bè bạn. Mãi sống trong vòng tay ấp ủ của cha mẹ từ lúc mới sinh ra, nay để trẻ sống và làm quen với môi trường mới với những người xa lạ thật không dễ chút nào. Làm sao để có thể hiểu được tâm lý ấy của trẻ thơ, làm cách nào để gánh vác phần nào nỗi lo của các bậc phụ huynh về con trẻ để họ có thể yên tâm làm việc. Đây là những vấn đề nan giải của phụ huynh về sự giáo dưỡng và chăm sóc con trẻ. Thấu hiểu tất cả những nỗi lo ấy, chúng tôi không nói quá nhiều về hiệu quả mà trường chúng tôi mang lại cho họ. Chúng tôi xin dẫn ra đây một câu chuyện có thực về cậu bé Nguyên - một học sinh đã theo học tại trường chúng tôi:


Nguyên bị mắc chứng bệnh hen suyễn từ nhỏ, bệnh thường tái phát khiến cơ thể của cậu ngay từ nhỏ đã phải chống chọi với bệnh tật. Không những thế, chiều cao của Nguyên lại chậm phát triển, khiến cậu trông bé nhỏ và thua kém hẳn so với các bạn đồng lứa, biệt danh "Nấm Lùn" cũng ra đời từ đó. Những căn bệnh ấy khiến ba mẹ Nguyên và những người thân không khỏi lo lắng, cậu bé cũng vì thế mà thu mình lại, lúc nào cũng bám lấy ba mẹ và những người thân yêu, không chịu tiếp xúc với người lạ. Khi theo học tại trường, thầy cô và bố mẹ cố gắng để Nguyên tiếp xúc, làm quen với bạn bè. Thế nhưng, Nguyên chỉ chơi với các bạn khi có thầy cô và bố mẹ bên cạnh. Khi người lớn rời khỏi là Nguyên khóc ré lên, nước mắt nước mũi dàn dụa, cứ đòi cô phải ngồi cạnh, đòi cô bồng bế đủ điều. Thế rồi trong ba tháng đầu tiên, ngày nào đến trường Nguyên cũng khóc mặc dù có sự quan tâm và chăm sóc tận tình của các cô giáo tại trường. Điều này khiến bố mẹ và thầy cô vừa thương vừa lo cho cậu bé Nguyên thật nhiều.


Thấy tình hình thế, ba mẹ Nguyên quyết định chuyển trường cho con. Từ khi chuyển qua trường mới, do càng không thích nghi được nên bệnh hen suyễn lại tái phát và ngày càng nặng hơn. Và rồi... Nguyên lại quay lại ngôi trường cũ, trường Mầm Non Trẻ Thơ, nơi thân thuộc với những người cô thân thương và tận tình, những người bạn mà cậu bé đã từng gắn bó. Các cô lại có dịp tiếp tục được quan tâm và chăm sóc cho Nguyên, coi đó như một sứ mệnh cao cả và góp chút công sức vào việc làm yên lòng bố mẹ cậu bé để họ an tâm công tác. Cứ thế, mọi việc tiếp diễn, các cô tiếp tục chăm sóc cậu bé, tiếp tục giúp Nguyên hòa đồng hơn với bạn bè và hòa nhập thực thụ vào môi trường sống.


Một thời gian sau đó, chính xác là sau 5 tháng, Nguyên đã thay đổi nhiều và rất nhiều. Cậu bé đã không còn khóc, thay vào đó là gương mặt rạng rỡ mỗi khi đến lớp, không còn bám víu bố mẹ nữa. Ngay khi vừa được bố mẹ thả trước cổng trường, thoắt cái Nguyên đã xuống xe, nhanh nhảu chào tạm biệt bố mẹ, cất lời dõng dạc chào cô giáo và chạy vụt vào trường, nhanh chóng hòa nhập vào nhóm bạn đang chơi.

 

Nay khi ở nhà, cậu bé đã trở thành một cái đồng hồ báo thức di động cho cả nhà. Nguyên thức dậy thật sớm, tự làm vệ sinh rồi chính tay chọn những bộ quần áo mình yêu thích, xếp ngay ngắn rồi bỏ vào ba lô để chuẩn bị cho buổi đến trường. Chưa hết, mỗi khi tan học, được bố mẹ đón, dáng vóc nhỏ bé của cậu nhanh nhảu chạy liền ra xe rồi bi bô kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện ở trường, chuyện về các cô, về các bạn, kể cả chuyện ở lớp, chuyện cậu được tham gia những hoạt động thú vị, chuyện cậu được làm đầu bếp như thế nào, cậu được làm cả họa sĩ tí hon ra sao...



Nay nhìn lại, Nguyên đã khác và trưởng thành hơn rất nhiều, Nguyên đã có thể đứng từ xa tươi cười khi nhìn thấy những cô bé cậu bé khác khóc đòi bố mẹ mỗi khi đến lớp.

 

Nguyên đã có thể hòa nhập vui đùa cùng bạn bè, dáng người tuy nhỏ nhắn nhưng khá thông minh và lanh lẹ của cậu bé đã giúp cậu vượt trội trong các hoạt động, là niềm tự hào của người thân. Chính những niềm vui đó đã lấn át được nỗi đau về bệnh tật, căn bệnh ấy đối với Nguyên và bố mẹ giờ đã không còn quá lớn lao như trước nữa.


Nay... mỗi ngày đến trường với Nguyên là một niềm vui lạ kỳ.


Chúng tôi nhìn thấy niềm vui hiện trên mắt của bố mẹ Nguyên, nhìn thấy được nỗi lo âu trong họ nay phần nào được gỡ bỏ.


Ngày ngày nhìn thấy vẻ mặt tươi cười rạng rỡ của Nguyên, nhìn thấy nụ cười mãn nguyện nở trên môi bố mẹ cậu bé, không hiểu sao trong lòng chúng tôi rạo rực một cảm xúc khó tả, một niềm vui vô biên...

 

Trường Mầm Non Trẻ Thơ

10/5 Xuân Diệu, phường 4, quận Tân Bình, Tp.HCM

Điện Thoại: 08.38111383. Mail: [email protected]

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phương Pháp Montessori – Khai phá tài năng thiên bẩm của trẻ (22/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i