Xã hội
   Thực phẩm gây béo phì cho trẻ vẫn thống trị quảng cáo truyền hình
 

Trẻ em đang ngày càng tiếp xúc nhiều và bị ảnh hưởng mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Nhưng điều đáng lưu ý là trong số những quảng cáo về thực phẩm (cả đồ ăn và đồ uống), chỉ có vỏn vẹn 0,9% nói về các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, số còn lại đang hướng trẻ em tới gần hơn những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.


Ảnh minh họa. Ảnh: World Press


Theo nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Lisa Powell và các đồng nghiệp thuộc Đại học Illinois tại Chicago (Mỹ), trong giai đoạn 2009-2011, quảng cáo truyền hình hướng tới trẻ em 2-5 tuổi đã tăng 8,3%, 6-11tuổi tăng 4,7%. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian thanh thiếu niên xem quảng cáo thực phẩm cũng tăng 9,3%. Trong đó, lứa tuổi 12-14 còn xem nhiều hơn cả lứa tuổi 15-17. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy số lượng quảng cáo thực phẩm phát trên TV đã tăng lên 16 đoạn mỗi ngày từ năm 2003-2011.

Số liệu này mẫu thuẫn với kết quả được Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) công bố. Theo đó, chi phí dành cho quảng cáo tới lứa tuổi thanh thiếu niên tại Mỹ đã giảm 304 triệu USD, từ mức 2,1 tỷ USD xuống 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2009. Song, các nhà nghiên cứu tại Illinois đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này không xuất phát từ quảng cáo thực phẩm, mà là các mặt hàng khác, trong đó có đồ chơi chiếm đa số.

Một điểm đáng lưu ý khác từ báo cáo của Tiến sĩ Lisa Powell là chi phí dành cho các quảng cáo đồ ăn, đồ uống không có lợi cho sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, thiết bị di động, mạng xã hội đã tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn. Riêng về đồ ăn nhanh, chi phí dành cho quảng cáo đã tăng 86 triệu USD (tương đương 22,5%).

Hơn nữa, dù thời lượng trẻ em từ 2-11 tuổi xem quảng cáo giảm 22,7%, nhưng chỉ có 3,3% thuộc về quảng cáo thực phẩm. Bởi lẽ hơn một nửa số quảng cáo trên được xuất hiện trên khắp các chương trình truyền hình.


"Ngay trên các chương trình truyền hình, có tới 72,5% quảng cáo về các thực phẩm giàu năng lượng, nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp, 26,6% là các sản phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao, trong khi chỉ có 0,9% nói về các đồ ăn và đồ uống có hàm lượng kalo thấp, giàu dinh dưỡng", bản báo cáo nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ của Internet và các mạng xã hội, các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng trong số 20 thương hiệu xuất hiện dày đặc trên Facebook thì có tới 9 hãng đồ ăn và nước giải khát được liệt vào những đồ ăn thức uống có khả năng cao gây ra bệnh béo phì như Oreos, Red Bull, Skittles, và Pringles. Riêng Coca-Cola đã trở thành một trong những thương hiệu hàng dầu trên Facebook với khoảng 56 triệu lượt like (yêu thích).

Nhiều chính khách Mỹ đã từng cảnh báo rằng: vấn đề béo phì là mối đe dọa có độ nguy hiểm xếp hàng thứ hai chỉ say nguy cơ khủng bố. Nhưng đáng ngại hơn cả, hiện nay, cứ trong ba trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ thì có 1 người đang bị thừa cân hoặc béo phì, gần gấp ba lần tỷ lệ vào năm 1963. Còn Khảo sát mới đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tình trạng trẻ em béo phì có xu hướng tăng tại Hà Nội và TP HCM, một vài nơi tỷ lệ trẻ béo lên đến 29%, nghĩa là cứ 3 em nhỏ thì có một bé thừa cân.


Các bác sĩ cho rằng có thể gây ra căn bệnh béo phì trên diện rộng ở trẻ em thì "thủ phạm" chính không gì khác là thói quen xem tivi hàng giờ liền và vấn nạn quảng cáo thức ăn nhanh trên các kênh truyền hình. Nghiên cứu của Millward Brown năm 2003 cho thấy trẻ em có trí nhớ đối với các nhãn hiệu được quảng cáo trên truyền hình tốt gấp 3 lần so với người lớn. Còn theo nghiên cứu của Henry J. Kaiser thuộc tổ chức phi chính phủ Family Foundation, nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là do các hãng thức ăn nhanh đã biến những món đồ chỉ nhiều calo mà ít dinh dưỡng thành những thực phẩm "dụ hoặc" trẻ em khi có đến 70% trẻ em từ 6-8 tuổi nghĩ rằng những thức ăn này thậm chí còn bổ dưỡng và ngon lành hơn cơm mẹ nấu. Hiện nay, dưới sức ép của dư luận, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống gây béo đã phải cắt giảm tần suất quảng cáo trên truyền hình, song báo cáo của AAM cho thấy thực tế, đồ ăn nhanh vẫn tự do tung hoành trước màn ảnh nhỏ trong khi một bộ phận không nhỏ nhà chức trách "sáng cắp ô đi, tối cắp về".


Theo songmoi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (7/8)
 IBM hỗ trợ 1,8 tỷ đồng cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn (7/8)
 Hãng Fonterra bị phạt 720.000 USD vì bán phá giá (7/8)
 Không còn cảnh học nhờ nhà kho (6/8)
 Độc đáo lớp dạy trẻ mẫu giáo nấu ăn ở Hà Nội (6/8)
 Thu hồi sữa Dumex do nghi nhiễm khuẩn gây liệt cơ (6/8)
 TP.HCM: Năm học mới, nhiều khả năng quá tải “heo vàng” (5/8)
 Thước đo là niềm tin (5/8)
 Trung Quốc ngừng nhập khẩu sữa New Zealand (5/8)
 Các Bộ, ngành cùng vào cuộc để quản lý giá sữa (2/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i