Tâm lý
   Những điều cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con cái
 

Trong thời điểm này, chúng ta thường bị tấn công tới tấp bởi những lời nhắn gởi làm cha mẹ như thế nào cho "đúng hướng". Thật là quá dễ dàng khi tiếp nhận những lời khuyên nhủ từ báo chí, đài phát thanh, người thân, và những phụ huynh khác; và bắt đầu âu lo rằng chúng ta đã làm sai điều gì đó.


Một phần của hiện tượng này là do người lớn, cũng như trẻ con, đã quan tâm quá đáng. Chúng ta đã thông tin và liên lạc với nhau nhiều hơn, tức là chúng ta tiếp nhận thông điệp từ bên ngoài nhiều hơn lúc trước. Chúng ta liên lạc một cách dễ dàng những cố vấn (tốt và xấu) trên mạng, để tiếp nhận thông tin về việc những bậc cha mẹ khác làm những gì, và giữa họ như thế nào xuyên qua những mạng lưới thông tin truyền thông. Thế có nghĩa là chúng ta đã tích cực so sánh nhiều hơn gìữa chúng ta và những phụ huynh khác - và nhận được những lời phán xét và nhận định từ mọi người như là một kết quả. Chúng ta đang nằm trong tình trạng đón nhận thông tin và đầy xúc cảm, điều đó dẫn đến cho nhiều phụ huynh có cảm tưởng là mình đang bị áp đảo và nhầm lẫn.


Trên Mạng Hổ Trợ Phụ Huynh, lời góp ý của tôi đến những người gọi điện là hãy tin tưởng vào cảm quan của bạn như đấng sinh thành- bạn hiểu rõ con cái bạn hơn hết, và đến kết cuộc thì bạn vẫn sẽ là người quyết định cho tương lai của con mình. Trong Chương Trình Thay Đổi Hoàn Toàn, James Lehman cho rằng bạn phải điều động gia đình của mình như công ty vậy. Bạn là chỉ huy trưởng của "công ty gia đình" của mình, và như một người điều hành bạn phải học làm sao để gạt qua một bên lĩnh vực tình cảm và chức phận phụ huynh là tốt hơn hết. Hãy quên đi mặc cảm tội lỗi của mình, hãy quên đi tiếng vọng lời khuyên răn của chị em ra phía sau trí não - bạn cần làm những điều gì tốt nhất dành cho công ty của mình. Bạn cần lời khuyên, nhưng cuối cùng thì bạn là người hiểu rõ điều nào là điều tốt nhất cho chính gia đình mình.


Một trong những điểm quan trọng nhất xuyên qua những lời khuyên nhủ không cần thiết, mặc cảm tội lỗi và sự so sánh với những người khác là bạn cần phải hiểu rõ bạn chịu và không chịu những trách nhiệm gì trong việc nuôi dạy con cái.


Những điều bạn phải chịu trách nhiệm


1. Quyết định những điều không theo thông lệ

Nếu như con cái không nổi nóng với bạn đôi lúc ít nhất một lần, bạn không làm tốt vai trò của mình. Cùng lúc, đừng quên rằng bạn không cần phải đưa ra lời giải thích dài dòng cho những quyết định đó. "Thật là không an toàn" trở thành lời giải thích khi đứa trẻ vị thành niên hỏi tại sao nó không thể nhảy thẳng từ trên mái nhà xuống tấm nệm lò xo bên dưới. "Đó là trách nhiệm của con" là quá đủ lý do chính đáng để bảo con bạn là giờ học tập đã đến. Bạn không cần phải đi sâu vào những hình thức có thể "nếu như" và "vậy thì".


2. Dạy cho con cái tự lập phong cách hoạt động

Một trong những tác động vai trò của phụ huynh mà chúng ta thường bàn thảo ở EP là vai trò của người hướng dẫn/huấn luyện viên. Đó là vai trò của bạn dạy dỗ con cái mình những kỷ năng theo thứ tự từng lứa tuổi để chúng ngày càng biết tự lập hơn. Rồi thời gian cũng đưa đến khi đứa trẻ cần phải học làm sao để chế ngự cảm xúc cá nhân, cách cột giây giày, tập viết tên của mình, và đối phó với những lời trêu ghẹo của ai đó. Càng ngày đứa trẻ sẽ càng cần đến những bài tập nâng cao hơn như: đánh máy bài làm, từ chối ma túy, lái xe, và viết đơn xin việc.


3. Cho con chịu trách nhiệm

Đến phút chót, có nghĩa là lúc đề ra những giới hạn cho con cái khi chúng bắt đầu có những hành vi không phù hợp. Thí dụ như: khi con bạn dẹp bài vở qua một bên thì bạn có thể tắt truyền hình và bảo: "Xem TV không thể giúp con làm xong bài tập. Sau khi con làm bài xong thì con có thể mở nó ra xem." Điều này cũng có thể đơn giản như một lời nói nhẹ nhàng, "chúng ta không nói như vậy trong gia đình" với con của bạn và bỏ đi. Hoặc, dĩ nhiên, điều đó còn có ý nghĩa bổ sung thêm những hậu quả của nững sự cố khác như; thiếu sót bài tập, như những hoạt động cuối tuần được tạm hoãn lại sau khi làm xong bài vở.


4. Tự bước một mình trên đường đời

Đó là một bước ngoặc. Chúng ta quá hiểu rằng phải thường tự tranh đấu để chấp nhận cuộc sống đầy dẫy những thăng trầm. Điều không phải là ảnh hưởng từ bạn, chỉ là tự nó xảy ra. Đừng tự đổ lỗi cho mình khi nó xảy đến. Tập trung tìm ra phương cách tốt nhất để đối mặt, tìm những giải pháp mới để giúp con mình một cách hữu hiệu nhất, hoặc nhờ vào sự trợ giúp của địa phương.


5. Cố gắng hết sức

Đó là tất cả những gì đôi khi bạn cần phải làm. Đây là cách thức liên tục cân bằng- nỗ lực để tìm đến sự cân bằng giữa việc làm quá nhiều và làm quá ít, hoặc đưa ra những hậu quả không quá khắc khe cũng như đừng có phần quá dễ dãi. Vai trò của bậc cha mẹ đôi khi tưởng chừng như là một gánh xiếc, và ở đó cần có vài hành động cân bằng từng lượt một. Đó là lúc mà bạn phải quay trở lại để chọn lựa cuộc chiến của mình, và tự nhủ rằng bạn không làm điều đó, cho dù bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành nữ anh hùng hoặc anh hùng.


Trở lại những vấn đề nêu trên, hãy ghi nhớ rằng con cái bạn là đứa trẻ đặc biệt, và bạn là người hiểu rõ nó hơn ai hết trên thế gian này. Bạn sẽ vẫn luôn nhận dữ liệu, không cần biết là thường xuyên hoặc chỉ thỉnh thoảng, từ thế giới xung quanh mình rằng bạn phải làm cha mẹ như thế nào. Chính bạn, hơn lúc nào hết, là nhà chuyên môn cho con cái của mình và tự mình phải quyết định phải dạy dỗ con cái như thế nào để nó có thể tự lập và tin tưởng được trong khi nó vẫn được yêu thương chiều chuộng và tôn trọng những đòi hỏi nhu cầu cá nhân. Khi bạn đã tìm thấy chức năng của mình, hãy nhớ lấy những lời chỉ dẫn trên để tự giúp chính mình trở nên tự tin hơn, và luôn ghi nhớ điều gì là chính trong vai trò làm cha mẹ của mình.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con trung thực - mẹ đừng coi nhẹ! (23/7)
 Những điều cha mẹ không chịu trách nhiệm với con cái (23/7)
 Mẹo chấm dứt bé nói bậy (21/7)
 Quy tắc mẹ phải nhớ khi dạy con về tiền bạc (21/7)
 Giúp con học cách giao tiếp tốt hơn (21/7)
 Những thói quen tốt nên rèn cho bé mầm non (18/7)
 Những kỹ năng cha mẹ nào cũng cần phải có (18/7)
 9 điều tốt đẹp cha mẹ học được từ những đứa con (18/7)
 Cứ thoải mái mắc lỗi đi con nhé! (17/7)
 Kỹ năng chăm sóc bản thân cần dạy cho trẻ mẫu giáo (17/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i