Sức khoẻ
   Giúp bé giảm đau
 

Nhận biết những cơn đau của bé để điều trị kịp thời sẽ giúp bé phát triển hài hòa cả tinh thần lẫn thể chất...


Nguy cơ biến đổi hành vi chịu đựng

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu: nhiễm siêu vi, Migraine, u não, viêm họng, viêm xoang, căng thẳng... Bệnh Migraine là bệnh đau đầu do nguyên nhân thần kinh mạch máu, nhức đầu từ 4 - 72 tiếng. Ở người lớn, khi bị bệnh Migraine thường nhức một bên đầu, nhưng trẻ em thì thường đau hai bên, kèm buồn nôn hay nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Ngoài ra, còn có dạng Migraine thể đau bụng: trẻ ôm bụng lăn lộn, dễ tưởng lầm với đau bụng do giun, sán. Nhức đầu do bệnh lý trong sọ (sau chấn thương, u não...) là vấn đề cần đặc biệt lưu ý.


Các yếu tố gây stress ở trẻ em như thiếu ngủ, chơi game, gia đình khó khăn, chuyển chỗ ở, cạnh tranh trong việc học, trong thể thao cũng khiến các em căng thẳng, nhức đầu. Khi đau kéo dài nhiều tháng thì gọi là đau mạn tính. Thực tế tại các bệnh viện cho thấy, khi con bị đau, phụ huynh thường rơi vào hai tình huống:


- Xem nhẹ: Sau khi được chẩn đoán không phải là nhức đầu do nhiễm trùng, viêm màng não, u não... thì các bậc phụ huynh lại coi nhẹ việc điều trị.


- Lo lắng quá mức: Khi bé nói nhức đầu lại nghĩ ngay đến u não, nên lo lắng, đòi hỏi những can thiệp không cần thiết.


Khi trẻ bị đau, nếu không xử trí đúng lúc, đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ thay đổi cả cảm xúc, hành vi của trẻ sau này. Theo PGS-TS Nguyễn Thi Hùng - Chủ tịch Hội Đau TP.HCM: "Nhiều trẻ em khi điều trị ở các khoa như săn sóc đặc biệt hay khoa ngoại... do phải chịu nhiều thủ thuật can thiệp nên "cơ chế bảo vệ và cảnh báo" về đau của trẻ thường xuyên phải tiếp cận các tác nhân kích thích. Các phản ứng với đau chỉ là khóc, vã mồ hôi, mạch nhanh, da tím tái... nên một số thầy thuốc ít quan tâm đến vấn đề xử lý đau cho trẻ nhỏ. Hậu quả là, các đường dẫn truyền cảm giác đau ở trẻ em, do đang trong giai đoạn phát triển phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây đau liên tục nên bị ảnh hưởng, dẫn đến biến đổi về hành vi chịu đựng, phản ứng của trẻ đối với tác nhân gây đau khi trưởng thành...". Trẻ sẽ thường bị đau đầu, đau bụng, bên cạnh những cơn đau do chấn thương, chích ngừa...


Xoa dịu cơn đau

Trẻ từ tám tuổi trở lên có thể mô tả và nói rõ về tính chất đau nên việc chẩn đoán và điều trị tương đối dễ dàng.


Với trẻ nhỏ, cha mẹ, người chăm nuôi trẻ cần phát hiện biểu hiện đau qua tiếng khóc và biểu hiện bất thường của cơ thể như: khóc thét và khóc dai, run môi, nghiến răng, giẫy đạp, hoặc ôm cứng ngắc một phần cơ thể... Khi gặp những triệu chứng này, cần đưa đi bác sĩ khám. Riêng các bé bị nhức đầu liên quan đến lối sống thì cần điều chỉnh bằng cách không thức quá khuya, chơi game... Điều trị Migraine bằng cách cho ngủ đủ hay nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh.


Để xoa dịu cơn đau cho bé có nhiều cách. Chẳng hạn, khi chích ngừa cho bé cần làm động tác xoa giảm đau, ôm bé vào lòng ủ ấm... Các biện pháp xoa dịu tinh thần như chăm sóc, quan tâm trẻ (ủ ấm, vỗ về...) hoặc âm nhạc êm dịu cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ giảm đau. Sử dụng đường mía (sucrose) cũng là một liệu pháp giảm đau hiệu quả và an toàn cho trẻ. Đã có nghiên cứu cho thấy, các bé từ 1 - 12 tháng dùng dung dịch đường mía khi đi chích ngừa sẽ được giảm cảm giác đau.


Theo PN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 đồ vật ẩn chứa nguy hiểm cho trẻ nhỏ (25/7)
 Nhưng cách dụ bé chóng ngủ (25/7)
 6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ (23/7)
 Nguy hại từ hàng loạt độc chất trong mỹ phẩm trẻ em (23/7)
 6 bước đơn giản để con chân dài (21/7)
 Trẻ cần được chơi ngoài trời ít nhất 1 tiếng mỗi ngày (21/7)
 7 cảm giác tội lỗi khi chăm con mẹ hay mắc phải (18/7)
 Dùng muỗng cà phê đo lường thuốc rất nguy hiểm cho trẻ (18/7)
 Để bé vui chơi an toàn dịp hè (17/7)
 Cảnh báo về tác hại của lidocaine bôi miệng ở trẻ em (17/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i