Sức khoẻ
   Mẹo đơn giản chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà
 

Ho cảm (ho kèm sổ mũi, nghẹt mũi) là một trong những biểu hiện rất thường gặp của các bệnh lý về đường hô hấp.


Về mặt khoa học ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể vì giúp tống xuất nhanh những tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút, khói bụi ô nhiễm...hạn chế mầm bệnh có thể gây bất lợi cho trẻ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính vẫn được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.


Theo nhận định của các nhà khoa học, tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm siêu vi nếu được theo dõi và chăm sóc đúng cách, nhất là triệu chứng ho cảm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian bị bệnh và mau hồi phục.


Ảnh minh họa.


Cách chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà

Theo khuyến cáo của ThS, BS Đinh Thạc, bệnh viện Nhi đồng 1, nếu trẻ bị ho cảm thông thường được bác sĩ điều trị cho về nhà theo dõi, phụ huynh nên chăm sóc trẻ đúng cách như sau:


- Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên "ép trẻ ăn". Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.


- Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau "lướt qua" bệnh tật để sớm hồi phục.


- Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị.


- Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản
Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).


Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.


- Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau


Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.


Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.


Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.


Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.


Dấu hiệu nguy hiểm:

- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.


- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu "nôn tất cả mọi thứ".


- Co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường "đứng tròng" hoặc "giật giật", các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.


- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.


Dấu hiệu bệnh nặng:

- Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.


- Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.


- Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.


Theo VnMedia

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm sao để con không lười vận động? (12/8)
 Quan niệm sai lệch về cân nặng của trẻ (11/8)
 Tiêm nhắc lại và những điều có thể cha mẹ chưa biết (7/8)
 Những hóa chất đang “ngấm ngầm” hại bé (7/8)
 Lợi ích của việc vui chơi, vận động đối với sự phát triển thể chất của bé (6/8)
 Nhiệt độ chuẩn để pha sữa không mất chất (6/8)
 Nguy cơ ung thư tăng 21% từ một loại thực phẩm mẹ hay cho bé ăn (5/8)
 Khuyến khích bé dọn dẹp những bừa bộn của mùa hè (5/8)
 Nước ngọt có hại cho trí nhớ của trẻ em (4/8)
 Trẻ nhiễm độc chì sẽ giảm IQ (4/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i