Sức khoẻ
   Dị ứng - mẹ bệnh, con lây
 

Đây là 1 trong 4 bệnh di truyền thường gặp ở trẻ em, cha mẹ rất nên tìm hiểu đấy!


Hẳn bạn đã từng nghe câu "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống", ở khía cạnh y học thì câu nói này càng chứng minh giá trị của nó khi khả năng con cái bị mắc những căn bệnh do "thừa hưởng" từ bố mẹ đã được ghi nhận.


1. Vấn đề thị giác

Liệu trẻ có bị di truyền?


Khả năng thị giác của trẻ gần giống như cha mẹ. Cận thị, mù màu hay giảm khả năng nhìn đều bị di truyền từ cha mẹ. Nếu cả bố và mẹ bị cận thị, thì nguy cơ con cũng mắc căn bệnh này là từ 25 - 50%. Chỉ có phụ nữ mới truyền gene mù màu cho con, trong khi đa số đàn ông mắc bệnh này. Do đó, người mẹ có gene mù màu sinh con trai thì chỉ có 50% khả năng trẻ mắc bệnh.


Trẻ bị cận thị, mù màu hoặc giảm khả năng nhìn là do di truyền từ cha mẹ (Ảnh minh họa).


Dấu hiệu nhận biết
Nếu nhóc nhà bạn kêu đau đầu, thường nheo mắt hay chảy nước mắt khi đọc sách, xem ti vi hoặc sau giờ học ở trường thì cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa khám càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ không nhận ra mình nhìn kém cho tới khi đến tuổi đi học, nhưng có thể được phát hiện sớm khi bé mới 3 tuổi.


Trong năm đầu tiên, khả năng thị giác yếu có thể khó phát hiện, trừ khi bác sĩ khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh mắc 'căn bệnh' này, vì hầu hết chúng sẽ tự khỏi sau vài tháng. Khi nhận thấy chứng suy giảm khả năng nhìn ở trẻ vẫn không có dấu hiệu khởi sắc, rất nên đưa bé đi kiểm tra mắt. 5 tuổi đã có thể chẩn đoán mù màu.


Cha mẹ nên làm gì?

Nếu gia đình có di truyền bệnh về mắt, nên đưa bé đến bác sĩ nhãn khoa hoặc nhi khoa khám khi bé được 1 tuổi.


Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và đồng thời còn bảo vệ được thị giác của bé một cách tốt nhất. Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng nhìn, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị giác nghiêm trọng, thậm chí có thể bị mù vĩnh viễn.


2. Eczema
Liệu trẻ có bị di truyền?
Hên, xui 50 - 50, giống như việc dị ứng. Có khá nhiều phụ huynh có 'hồ sơ sạch' với loại bệnh này, trong khi đó con lại bị nhiễm Eczema và ngược lại. Thông thường căn bệnh này có tính di truyền. Nhưng ngoài ra, tiết trời lạnh, khô cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt, trong vài trường hợp, trẻ có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân thường cảm thấy stress tột đỉnh nên cũng có thể bị Eczema.


Dấu hiệu nhận biết

Eczema thường dễ bị bỏ qua. Da khô, ngứa hoặc từng mảng đỏ nổi lên trên má, khuỷu tay, lưng và đầu gối... là biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này. Khi bệnh nặng (hoặc khi trẻ bị trầy da, chốc lở) có thể sinh ra mủ.


Cha mẹ nên làm gì?
Đưa trẻ đến bác sĩ khám và nói rõ các triệu chứng bệnh mà bạn quan sát thấy. Thông thường, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch bôi da (nên lựa chọn loại không có màu, không mùi hương) theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm ngứa và điều trị Eczema hiệu quả.


3. Chứng đau nửa đầu

Liệu trẻ có bị di truyền?
Nếu bố hoặc mẹ bị chứng đau nửa đầu, trẻ có 50% khả năng mắc bệnh và có thể cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị.


Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng điển hình là vài cơn đau dữ dội (thường trước đầu), buồn nôn hoặc ói mửa và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Chứng đau nửa đầu dễ được nhận biết khi trẻ lên 8 tuổi, nhưng một vài trường hợp cá biệt có thể được phát hiện sớm hơn. Đặc ở trẻ nhỏ, cơn đau đầu thường giống như sự mệt mỏi, lả khi say tàu xe.


Cha mẹ nên làm gì?
Theo dõi và ghi lại những lần cơn đau 'tấn công trẻ' (đau thế nào, đau vào thời điểm nào). Những biểu hiện thường thấy của bệnh này bao gồm mệt mỏi, đuối sức, thay đổi thói quen ăn uống (bé có xu hướng thích ăn các thực phẩm giàu chất béo và caffeine). May mắn thay, bệnh nhức đầu của trẻ có thể được thuyên giảm bằng cách đi ngủ hoặc uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu việc điều trị với bác sĩ nhi khoa không mang lại kết quả tốt, bạn có thể tìm đến một chuyên gia về thần kinh trẻ em.


Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ bị đau nửa đầu thường khó kiểm soát hành vi và cảm xúc. Do đó, không có gì khó hiểu khi chúng thường cáu bẳn, mất tự chủ và gây gổ với bạn bè. Bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.


4. Dị ứng
Liệu trẻ có bị di truyền?

Tỷ lệ này là 50 - 50 nếu 1 trong 2 vợ chồng bạn bị dị ứng và sẽ cao hơn nếu cả 2 cùng bị. Thế nhưng, bạn đừng nghĩ rằng con mình sẽ bị dị ứng với những thứ giống như bạn. Sự di truyền này chỉ là dị ứng mẫn cảm và có thể biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau.


Dấu hiệu nhận biết

Cảm lạnh thường xuyên, viêm xoang hay nhiễm trùng tai, thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi có thể là dấu hiệu của dị ứng. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng đi kèm như ngứa mắt, nổi mẩn, phát ban, thở khò khè, ho mãn tính - có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn nhưng cũng có thể dấu hiệu manh nha của bệnh dị ứng.


Cha mẹ nên làm gì?

Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trẻ (thường là trẻ 3 - 5 tuổi) hãy xin tư vấn của bác sĩ nhi khoa ngay.


Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc histamin, sử dụng thuốc nhỏ mũi theo trình tự phù hợp. Nếu con bạn có những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định bệnh. Nếu cần thiết, trẻ có thể được chích ngừa dị ứng, chẳng hạn như liệu pháp miễn dịch cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp điều trị của gia đình bạn.


(Theo Parenting)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nguyên nhân bé không tăng cân (9/9)
 Vòng tay bằng chun chứa chất độc hại (9/9)
 Thiếu kẽm gây bệnh nguy hiểm ở trẻ em (8/9)
 Bé không bao giờ chịu ngồi yên (8/9)
 6 thủ phạm gây ra béo phì ở trẻ (5/9)
 5 cách chăm sóc mắt cho trẻ khi bước vào năm học mới (5/9)
 Thừa vitamin gây nguy hiểm cho trẻ (4/9)
 Trẻ con chơi game trực tuyến càng học giỏi (4/9)
 Trẻ dễ suy dinh dưỡng vì ngộ độc chì (3/9)
 Sữa quan trọng cho sự phát triển của trẻ (3/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i