Tâm lý
   Để không “nhặng xị” khi học với con
 

Việc học của con cái không thể chỉ phụ thuộc vào thầy cô giáo ở trường mà khi về nhà, con trẻ cũng cần sự hỗ trợ của ba mẹ để con học tốt hơn. Một số phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng để giúp bé tập trung hơn khi học bài và làm bài tập tại nhà.


Việc học của con cái không thể chỉ phụ thuộc vào thầy cô giáo ở trường mà khi về nhà, con trẻ cũng cần sự hỗ trợ của ba mẹ để con học tốt hơn. Một số phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng để giúp bé tập trung hơn khi học bài và làm bài tập tại nhà.


1. Tắt tivi:

Nếu tivi đặt gần học tập của bé, bạn nên đặt ra quy định khi nào đến giờ học, thì không ai trong nhà được xem tivi. Nếu bạn mở tivi khi con đang học nó sẽ thu hút sự chú ý của bé cũng giống như đàn ong bị thu hút bởi đĩa mật ong.


2. Bố trí góc học tập cố định:

Đó có thể là phòng của bé hoặc một chiếc bàn trong nhà bếp, phòng ăn, không cần quá chú trọng đến hình thức. Loại trừ càng nhiều yếu tố làm cho bé sao nhãng càng tốt. Chỉ cần một chiếc bàn đủ chỗ cho những vật dụng cần thiết như bút chì, bút mực, giấy, sách và những vật dụng khác thực sự cần thiết.


3. Khuyến khích bé tự học, tự đọc sách nhiều hơn:

Với các bé lớn bạn hãy khuyến khích con ghi chú lại một vài điều cơ bản khi bé đang đọc một chương sách, hướng dẫn bé cách đọc lướt qua tài liệu, nghiên cứu các bảng biểu và bản đồ, tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn từ của bé.


Ngoài ra, bé có thể dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn...


Với các bé nhỏ còn học tiểu học thì bạn có thể khuyến khích bé đọc nhiều hơn các loại sách khác nhau và luôn có mặt kề bên để giải thích giúp bé những từ, những nội dung bé chưa hiểu rõ.


4. Chỉ nên hỗ trợ chứ không nên giúp bé làm bài tập

Ba mẹ có thể hỗ trợ bé làm bài tập như soát lỗi sai chính tả, hướng dẫn gợi ý cho bé làm bài. Tuy nhiên bạn không nên giúp con làm hết bài tập vì sẽ tạo cho bé thói quen ỷ lại, bé sẽ lười suy nghĩ và bài tập ở nhà sẽ mất đi ý nghĩa của nó khi bé chẳng thể nhớ thêm bài cũ và hiểu rõ nội dung mình cần làm.


Bạn có thể đọc lại đề bài hoặc kiểm tra kết quả phép toán sau khi bé đã làm xong bài. Và nhớ rằng, bạn hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực (dù bé có làm sai) nếu bạn không muốn bé tỏ ra khó chịu khi làm bài tập ở nhà.


Thi thoảng bạn cũng nên hỏi bé những câu hỏi như: "Hôm nay ở trường con có chuyện gì hấp dẫn không?" hoặc vô tình hỏi "Con học Toán có hiểu bài không?", "Bài lịch sử, địa lý, khoa học con thuộc chưa, mẹ (ba) hỏi con trả lời nhé"... Điều này sẽ động viên bé rất nhiều và bé cũng không có cảm giác mình bị "bỏ rơi".


Giảng bài cho con - lợi bất cập hại

Cha mẹ ít khi đủ bình tĩnh để lắng nghe con nói khi đang giảng bài. Giảng mãi con không hiểu, rất nhiều cha mẹ đã la hét, chửi bới, mắng mỏ, gọi con bằng các từ ngữ xúc phạm, thậm chí đánh. Đó là những hành vi xâm phạm thân thể và danh dự trẻ. Từ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ căng thẳng, khoảng cách sẽ bị kéo dài ra.


Việc học luôn được cha mẹ nhắc nhở, vì thế, tự động con nghĩ rằng: Con học là việc của cha mẹ. Con sẽ đợi cha mẹ về giúp con, la mắng con, xỉ vả con. Tâm lý ỷ lại vào người khác của trẻ sẽ xuất hiện rất nhanh khi ai đó vừa ngỏ lời nhận giúp đỡ một chút xíu.


Hầu như cha mẹ giảng sai. Cha mẹ nên nhớ, dạy trẻ phải theo một tiến trình rất cụ thể và rõ ràng. Tiến trình đó phải được xây dựng theo tâm sinh lý lứa tuổi. Cha mẹ đã học xong cả tiến trình rồi. Trong đầu các cha mẹ có cả mớ kiến thức đủ loại, phong phú, đa dạng, và đương nhiên không rõ ràng là ở tiến trình nào.


Trẻ em đang trong tiến trình, vì thế, cách suy nghĩ, cách làm bài, các kiến thức bài học... cũng được phân theo tiến trình. Chính việc cha mẹ không hiểu tiến trình đó đã dẫn tới cách giảng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược với cô giáo.


Những bé được cha mẹ giảng bài thường thiếu tự tin. Vốn quen với việc được cha mẹ làm hộ công việc, khi con đến lớp, thiếu đi một chỗ dựa, con sẽ cảm thấy lo âu. Lâu dần, con sẽ thiếu tự tin không chỉ ở trên lớp mà còn ở trong cuộc sống. Tính cách thiếu quyết đoán, thiếu kiên nhẫn, dễ nổi khùng cũng rất dễ hình thành do stress khi ngồi học. Ghét học, ức chế vì việc học... là những cảm giác rất dễ hình thành khi con ngồi học mà bố mẹ cứ muốn nhảy vào giảng bài.


Vì thế, bố mẹ không nên giảng bài cho con, hãy để việc đó cho cô giáo. Sẽ có rất nhiều mục tiêu con cần đạt được khi học (ví dụ học cách thực hiện trách nhiệm của mình) mà con sẽ không đạt nếu cha mẹ cứ làm hộ con như vậy.


Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học - ĐH Sư phạm Hà Nội


Theo PLO

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trước hết, con phải là người tử tế! (5/12)
 10 cách mẹ nên làm để con thông minh (5/12)
 Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm (5/12)
 Mẹo giúp con thích đọc sách (3/12)
 Nguyên tắc mẹ cần biết khi dạy con cách từ chối (3/12)
 Con biết mình đang ở đâu không? (3/12)
 Lý do một bà mẹ muốn dạy con “học cách thất vọng” (2/12)
 Để trở thành cha mẹ kiểu mẫu (2/12)
 Bồi dưỡng trí tuệ cho con (2/12)
 32 thời điểm những đứa con coi mẹ là người bạn thân nhất (29/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i