Tâm lý
   7 cách giúp trẻ tạo ra thế giới
 

Mỗi đứa trẻ đều có điều đặc biệt. Bạn chỉ cần cho phép chúng sáng tạo và chúng sẽ làm ra những điều kinh ngạc. Có thể những bức vẽ của chúng trên tường không làm cho bạn hài lòng, nhưng đó là cách chúng tô màu cho thế giới của mình.


Chúng nhìn thấy thế giới trong những màu sắc đó, giữa những con thú đáng yêu hay dễ sợ được vẽ trong một trật tự hỗn loạn. Trẻ em không e sợ biến mọi thứ thành độc đáo. Chúng mỉm cười với từng tia nắng, từng giọt mưa rơi trên khuôn mặt. Chúng nhìn thấy trong đó sự kỳ diệu, thần tiên, sáng tạo và hạnh phúc.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Ở nhà trẻ và trường học hiện giờ, chúng ta chỉ luôn cố gắng nói với trẻ điều gì cần phài làm và điều gì bị cấm. Chúng ta sống trong những khuôn khổ của ý kiến chung. Chúng ta quên đi rằng ngày nay sự sáng tạo chính là chiếc vé đi vào tương lai. Thiếu sự sáng tạo, chúng ta sẽ thua... Vậy thì làm sao để có thể nuôi dưỡng và duy trì tính sáng tạo ở con trẻ, nuôi dưỡng một tài năng nào đó trong con trẻ, chứ không phải là hốt hoảng, lo lắng khi nó là một đứa trẻ đặc biệt, "không giống ai"?


1. Trẻ phải được tự do lựa chọn

Đừng ép trẻ vào những giờ tập luyện thể dục, những lớp dạy nhạc hay những khóa học vẽ. Con trẻ không giống bạn. Tính khí, những mong muốn và nhu cầu của bé hoàn toàn khác bạn. Chắc là bạn đã quên mất cái cảm giác đáng ghét khi phải thức dậy buổi sáng, đi đến những giờ học đáng ghét và ngày nào cũng làm những bài tập khó ưa. Trẻ em cũng cần những khoảng thời gian rảnh rỗi và những hoạt động mà chúng yêu thích để giải phóng tâm hồn mình. Đó phải là những cái chúng yêu thích, chứ không phải là cái bạn yêu thích. Hãy để cho chúng được tự chọn một nơi mà chúng thích chơi đùa, giải trí khi có thời gian rỗi. Cứ yên tâm nếu chúng có sai lầm và đổi từ cái này sang cái khác. Chính bạn cũng từng xây dựng cuộc sống của mình như thế. Những thành công của bạn hôm nay chính là những sai lầm và chiến thắng hôm qua.


2. Sáng tạo không phải lúc nào cũng là con đường cô độc.

Đừng ngăn cấm trẻ cùng nhau sáng tạo. Đó có thể là một trò chơi chung hay một dự án chung trong lớp. Sự sáng tạo là quá trình tư duy hay khám phá một mình. Tuy nhiên trong những giao lưu trò chuyện, chân lý sẽ được phát hiện ra. Một công việc tập thể sẽ cho người ta khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau. Càng nhiều ý tưởng thì càng nhiều phương án cho kết thúc đẹp của một dự án.


3. Động viên những cố gắng của con

Chẳng có gì có thể thích thú và tốt hơn khi có sự động viên và chỗ dựa từ cha mẹ. Hãy nghĩ ra những hình thức cổ vũ: huy chương gia đình, một buổi tiệc nho nhỏ ở một chỗ mà con yêu thích. Con trẻ không cần phải sợ thất bại, bởi nếu trẻ sợ hãi, nó sẽ không bao giờ dám thử những gì nó cảm thấy thú vị. Đứa trẻ cần phải hiểu rằng nếu nó thất bại thì cha mẹ vẫn sẽ yêu thương và giúp đỡ nó. Nếu ngày hôm qua bạn không nhận ra đam mê mới của con thì hãy làm điều đó hôm nay. Chính ngày hôm nay là thời khắc cần có những bước đầu tiên trong sự phát triển của con bạn.


4. Hãy cùng con nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật

Trẻ cần tự nhận thức được điều gì nó thật sự thích thú và điều gì không hợp với nó. Con của bạn có thể có những ý kiến riêng hoàn toàn khác bạn. Nó có thể thích may vá thêu thùa trong khi bạn cả đời chỉ thích bơi lội. Sáng tạo chính là thước đo của sự tiến bộ. Điều đó có trong mọi người, mọi sự việc và ở khắp nơi. Điều quan trọng là hãy cho trẻ được chạm vào mọi thứ có thể làm nảy sinh sự khao khát làm đời sống tâm hồn của mình phong phú và phát triển. Hãy ghi nhớ rằng sự sáng tạo chính là tiền đề cho thành công của con bạn cả về mặt cá nhân lẫn nghề nghiệp, công việc.


5. Đừng bắt con lựa chọn giữa khoa học và nghệ thuật.

Con của bạn cần đi học, cần phải thâu nạp mọi kiến thức ở trường, thế nhưng đừng quên những liều thuốc bổ cho tinh thần của trẻ. Đừng vì những giờ học thêm toán mà loại trừ những thời gian tập thể thao, đừng vì những bài kiểm tra anh văn mà cấm trẻ đi học vẽ. Nghệ thuật sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái trong xã hội, tự tin vào những quyết định và không e ngại nói ra những quan điểm, suy nghĩ của mình. Hãy giúp trẻ làm cho cuộc sống của chính mình sáng rực lên và cũng đơn giản hơn.


6. Thỉnh thoảng hãy cứ để cho trẻ cảm nhận nỗi buồn

Trong khi buồn trẻ sẽ tìm ra cho mình cách đề giải khuây, vui vẻ và thư giãn. Đó chính là thời gian tốt cho việc bắt đầu một điều mới mẻ. Hàng ngày trẻ luôn phải bận rộn với lịch học hành, khi có khoảng thời gian nghỉ ngơi trống, những tưởng tượng suy nghĩ của trẻ sẽ được chắp cánh bay bổng và từ đó trẻ sẽ nhận ra mình còn thiếu cái gì để mong muốn.


7. Đừng cấm trẻ sáng tạo trong thế giới của trẻ, dù nó có thể hơi... lộn xộn một chút

Có một số người không thích sự ngăn nắp, sự ngăn nắp khiến họ bị xao lãng và không còn nghĩ gì được. Họ thích giải quyết các vấn đề của mình trong sự hỗn độn của đồ vật xung quanh. Với họ, sự hỗn độn chính là thế giới. Tất nhiên là ngăn nắp và kỷ luật là điều trẻ cần phải học hỏi, nhưng đôi khi trẻ cũng cần sự buông thả tư tưởng và thời gian dành cho sáng tạo. Đừng giam trẻ vào một chiếc lồng. Hãy để cho trẻ bay lượn và hãy để cho trẻ ghi nhớ rằng ngôi nhà luôn là nơi trở về tuyệt vời nhất, mọi người luôn chờ đón trẻ.


Sự tò mò là một trong những thúc đẩy to lớn để một điều gì đó ra đời. Với con trẻ thế giới là sự mới mẻ hoàn toàn. Cùng với sự tò mò, trẻ phát hiện ra thế giới. Thế giới đó càng được khám phá nhiều hơn càng cho phép trẻ được sống như mình mong muốn nhiều hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cho trẻ có được những hướng đi đúng, những nguyên tắc sống đúng và sự tự tin mạnh mẽ.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bố mẹ Việt thích dạy con bề nổi nên hời hợt chiều sâu (11/12)
 Dạy tiếng Anh cho trẻ từ 3-7 tuổi. (11/12)
 6 lỗi nuôi dạy có thể làm hỏng tương lai của trẻ (10/12)
 Cách mẹ thông thái dạy con chơi Ipad một cách thông minh (10/12)
 Ưu điểm khi lớn lên trong gia đình có nhiều thế hệ (10/12)
 5 điều đơn giản dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh (9/12)
 Cùng bé 'sắm vai' (9/12)
 Làm sao khi trẻ chửi thề? (9/12)
 Muốn con thông minh, hãy cho học vẽ (8/12)
 5 câu bố mẹ nên hỏi con trước giờ đi ngủ (8/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i