Tâm lý
   Giúp trẻ thoát khỏi cảm giác cô đơn
 

Lắm lúc nhìn con cô đơn vì không có bạn bè, chúng ta tự hỏi mình phải làm gì để giúp đỡ con.


Nhìn trẻ ràn rụa nước mắt, than thở vì sao không bạn nào thích chơi với chúng, ta chợt cảm thấy bất lực, buồn lòng.


Sau đây là một vài hướng dẫn mà cha mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ vượt qua hoàn cảnh khó khăn này:


1. Để tâm những việc ngay trước mắt
Hãy khởi đầu bằng cách chỉnh đốn những điều dễ nhất như chuyện ăn mặc, tóc tai vệ sinh cá nhân... của trẻ.


Chắc hẳn chúng ta đã nhắc nhở con cái tắm gội mỗi ngày, nhưng liệu trẻ có hiểu rõ ích lợi của việc tắm gội để thực hiện đàng hoàng chưa?


Tóc tai cắt chải gọn gàng sẽ tạo sự thoải mái cho trẻ. Ngoài ra, quần áo vừa vặn, sạch sẽ, tươm tất và không quá khác biệt cũng tạo sự tự tin, giúp trẻ dễ hòa đồng với các bạn.


2. Đối phó với thực tế
Con bạn có những nhược điểm nào gây trở ngại cho việc hòa đồng với các trẻ khác? Hay chỉ do trẻ vụng về trong giao tiếp với bạn bè xung quanh?


Hãy tiếp xúc với chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ ở trường trẻ học (nếu có) để hiểu rõ tình trạng của con. Không nên tự "chẩn đoán" tình trạng của con qua sách vở, internet...


Nếu thực sự trẻ có khiếm khuyết, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa chữa trị để phục hồi khả năng giao tiếp xã hội cho trẻ. Liên hệ với trường học của trẻ nhằm tìm một hay hai bạn học phù hợp để cùng chơi với trẻ, giúp trẻ thoát khỏi cảnh cô đơn.


3. Giúp trẻ đạt điều ước muốn
Nếu trường học không là nơi trẻ tìm được niềm vui, hãy đưa trẻ đến với các sinh hoạt ngoại khóa. Có thể giới thiệu trẻ với các nhóm thiếu nhi ở địa phương hay khuyến khích trẻ tham gia một câu lạc bộ diễn kịch, một đội thể thao nào đó.


Nơi nào làm trẻ thích là cha mẹ đã chọn đúng hướng rồi đấy. Làm quen được nhiều bạn bè và mở rộng quan hệ xã hội ở những nơi khác, sẽ giúp những giờ học ở trường của trẻ trở nên dễ chịu hơn.


4. Động não để tìm ra giải pháp tốt nhất
Chẳng hay ho gì khi cha mẹ cứ mãi tránh né hoặc tự trấn an rằng vấn đề sẽ tự nhiên biến mất. Cho con học ở nhà, chuyển trường, hoặc dọn nhà đi nơi khác đều là những giải pháp không ổn.


Để tìm được niềm vui cho con, hãy thoát khỏi những suy nghĩ hạn hẹp để chọn được giải pháp hữu hiệu nhất, nâng con dậy khi con sa sút tinh thần. Hãy cho trẻ thấy rằng, cha mẹ chúng quyết tâm giải quyết vấn đề, để giúp chúng vượt qua cảnh cô đơn, buồn khổ vì thiếu vắng bạn bè.


Theo nguồn www.alobacsi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Khủng hoảng" tuổi lên 7 (18/3)
 Cách giúp con tránh nạn bạo lực học đường (17/3)
 Những sai lầm của cha mẹ dạy con ngay từ khi còn nhỏ (16/3)
 Dạy bé văn hóa không làm phiền người khác (13/3)
 Chơi với con: “Bài học” không phải bố mẹ nào cũng hiểu! (12/3)
 7 bí quyết giúp trẻ say mê Toán học (11/3)
 Những "nỗi khổ" của trẻ sống trong các gia đình Việt (10/3)
 Những nguyên tắc khi dạy con làm việc nhà (9/3)
 6 bước ba mẹ chuẩn bị cho con vào lớp 1 (6/3)
 11 bước giúp bé hết sợ "ma" (5/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i