Sức khoẻ
   Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên
 

Ở tuổi lên bốn, Jason thường ốm vặt. Từ trường về nhà, cậu bé chỉ quanh quẩn với tivi, máy tính bảng. Tất cả những trò giải trí của cậu bé ở tuổi ham học hỏi, khám phá này bị giới hạn trong bốn bức tường. Cơ thể Jason không linh hoạt, trông em có vẻ yếu đuối. Một ngày, mẹ Jason tìm đến bác sĩ Mark Tremblay và được "kê toa": cho bé đi dạo ngoài đường một-hai tiếng mỗi ngày, cho bé đi chân trần để chạm vào cỏ và đất. "Toa thuốc" mà vị Trưởng khoa Phòng chống béo phì và hoạt động tích cực cho sức khỏe của Bệnh viện nhi CHEO khiến mẹ của Jason vỡ ra nhiều điều. Lần đầu tiên, bà nghe nói đến cụm từ "Nature deficit disorder" (Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên). Chuyện tưởng đơn giản nhưng đang là căn bệnh thời đại mà không ít trẻ em mắc phải do người lớn bao bọc quá kỹ.


Theo bác sĩ Mark Tremblay, điều đáng lo ngại lớn nhất là phụ huynh "nhốt" con trong nhà suốt mà cứ nghĩ là đang bảo vệ con trước những rủi ro. Thật ra, khi bị "giam lỏng" trong không gian bó hẹp, đứa bé sẽ không hấp thu được đủ ánh nắng mặt trời cho quá trình phát triển trong giai đoạn vô cùng quan trọng những năm đầu đời. Chúng sẽ không có cơ hội tương tác, tiếp xúc với xã hội bên ngoài và không có nổi bạn bè hàng xóm.


Việc để cho trẻ tự tìm cách thiết lập các mối quan hệ cũng là kỹ năng sống vô cùng cần thiết. Ở nhà chưa chắc đã an toàn vì trẻ có thể tiếp xúc với những nguồn thông tin "bẩn" bất cứ lúc nào, chủ yếu đến từ các trang web đen nếu phụ huynh không để mắt tới. Theo phân tích của Bệnh viện CHEO, trẻ ở nhà thường xuyên có khả năng gặp rủi ro cao gấp 500 lần trẻ được tiếp cận với thế giới bên ngoài.


Trẻ em vui thích cùng nhau khám phá thiên nhiên - www.childrenandnature.org


Bryan Black, ông bố của một bé gái bảy tuổi và bé trai năm tuổi hàng tuần thường đến Vườn quốc gia Ottawa để cùng các con khám phá thiên nhiên. Các con của Bryan được học về đời sống của đủ loại sinh vật, được ngắm, được sờ và được vấy bẩn, được học cách sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, thay vì chỉ được "trải nghiệm chay" qua màn hình tivi. Thời của Bryan Black, rong chơi cùng chúng bạn để học từ thiên nhiên là điều hết sức bình thường.


Thế nhưng, đến thời của lũ trẻ bây giờ, mọi thứ có vẻ tiện nghi hơn và chúng thụ động hơn rất nhiều. Lisa Lamarre, giáo sư chuyên về giáo dục sớm tại Đại học Algonquin nói: "Nếu phụ huynh lo lắng, bảo vệ con một cách thái quá, đòi hỏi an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi thì đứa trẻ đương nhiên sẽ không dám làm đau bản thân. Lâu dần, đứa trẻ sẽ không còn khả năng đương đầu với đau đớn và đây chính là rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe đứa trẻ ấy về sau.


"Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên" không phải là chuyện riêng của bất cứ quốc gia nào. Tác giả người Mỹ Richard Louv năm 2005 đã ra mắt quyển Last child in the woods: Saving our children from nature-deficit disorder (Đứa trẻ cuối cùng trong khu rừng: Hãy giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên).


Tác giả Richard Louv cũng là người sáng lập ra mạng lưới trẻ em và thiên nhiên www.childrenandnature.org, thu hút sự chú ý và kêu gọi cả thế giới hành động để thay đổi vì trẻ em. Đến năm 2014, mạng lưới này đã tổ chức thành công 369 chiến dịch trên toàn cầu, giúp 3,5 triệu trẻ có cơ hội trải nghiệm thiên nhiên theo mục đích giáo dục.


Mỗi sáng, bất kể điều kiện thời tiết bên ngoài thế nào, 21 trẻ ở trường mẫu giáo Die Kleinen Pankgrafen ở thị trấn Karow, phía Bắc thủ đô Berlin (Đức) đều vui vẻ đến trường để được đưa đi "thám hiểm" thiên nhiên. Các em được tự dựng lều tuyết , được nhóm lửa, được học bài học mà giáo án do chính các em đúc kết cho mình. Đó là cách học của 1.500 trường mẫu giáo ở Đức theo mô hình "Waldkindergarten", chú trọng cho trẻ học từ môi trường thiên nhiên.


Những đứa trẻ được học theo mô hình này ít có thái độ hung hăng. Chúng giàu trí tưởng tượng, có khả năng tập trung và giao tiếp tốt. Bà Ute Schulte-Ostermann, Chủ tịch Liên đoàn Giáo dục trẻ mầm non mô hình thiên nhiên và trong rừng cho biết, trong 20 năm qua, không có những trường hợp trẻ bị thương nặng, phần lớn đều là những vết thương nhẹ, đủ để trẻ học cách biết đau và có kinh nghiệm thực tế.


Cuộc sống càng hiện đại, chúng ta càng muốn phó mặc cho các thiết bị công nghệ hỗ trợ mọi nhu cầu. Sự "chây lười" lâu ngày chuyển hóa thành nỗi sợ có thật, sợ va chạm, sợ bị thương, sợ tổn hại từ môi trường xung quanh. Từ đó mới có tâm lý bảo bọc những đứa trẻ, không cho chúng cơ hội được "vui với thiên nhiên", để được sống và học hỏi vô vàn điều bổ ích bên ngoài khung cửa khép kín.


Theo PNO

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cha mẹ cần làm gì để con không bị cận thị? (19/6)
 Những lời khuyên vàng mẹ cho con bú không nên bỏ qua (18/6)
 Không gian xanh cải thiện trí não của trẻ (17/6)
 Bé đi kiễng chân liên quan đến bệnh tự kỷ (16/6)
 5 lợi ích lý tưởng từ việc cho trẻ ngủ sớm (15/6)
 Trẻ giảm thông minh, béo phì vì tẩm bổ bằng óc lợn (12/6)
 7 cách đơn giản trị tiêu chảy hiệu quả cho trẻ tại nhà (11/6)
 Vì sao nên thêm sữa tươi vào thực đơn của bé trên 1 tuổi? (9/6)
 Làm sao cho con ngủ riêng? (8/6)
 Những cách đơn giản giúp bé ngủ ngon (5/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i