Xã hội
   Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt ở đâu?
 

Sự xuất hiện tràn lan của các mặt hàng không rõ xuất xứ, hàng giả, hàng nhái đã khiến người tiêu dùng (NTD) lo ngại, đặc biệt là các bậc phụ huynh khi các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em.


Nắm bắt tâm lý này, các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước tập trung quảng bá sản phẩm dựa trên mục tiêu an toàn cho NTD. Thời điểm mùa hè là cơ hội nhân đôi để kinh doanh các mặt hàng đồ chơi trẻ em. Dọc trên các tuyến đường Ngô Quyền, Lê Khiết, các siêu thị, đồ chơi trẻ em ngút hàng, đa dạng chủng loại và sặc sỡ sắc màu.


Hàng Trung Quốc lấn lướt


Bên cạnh đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, hàng Việt Nam bắt đầu được NTD ưa chuộng dù giá thành còn cao.


Trên thị trường đồ chơi của Việt Nam, đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất chiếm 90% thị phần vì mẫu mã đa dạng, giá lại rẻ nên được NTD ưa chuộng. Vì vậy, đồ chơi trẻ em trong nước sản xuất khó cạnh tranh.


Cả dãy phố chuyên bán đồ chơi cho trẻ em từ Hàng Lược đến Lương Văn Can, Hàng Quạt (Hoàn Kiếm, Hà Nội)... đều tràn ngập đồ chơi Trung Quốc. Chỉ có một cửa hàng ở Hàng Quạt bán đồ chơi Mỹ, Nhật. Còn hàng Việt Nam thì gần như vắng bóng.


Tuy nhiên hàng loạt thông tin về chất lượng kém của đồ chơi Trung Quốc đã khiến NTD hoang mang, cụ thể: đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như súng, gươm, lựu đạn, lồng đèn... đều được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Cd là một trong ba kim loại độc hại nhất đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi.


Thú nhún có xuất xứ Trung Quốc từng được cơ quan chức năng Singapore kiểm nghiệm và khẳng định có chứa chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em. Theo cơ quan này, gần 30% đồ chơi Trung Quốc có chứa kim loại nặng như arsenic, cadmium, thủy ngân, antimon, chì gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ... Điều này đã khiến nhiều phụ huynh lo ngại khi đồ chơi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển an toàn của trẻ nhỏ.


Chị Nguyễn Thị Thư (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Cả cửa hàng có đến vài ngàn đồ chơi mà món nào cũng thấy chữ "Made in China" nên mình không an tâm. Tìm qua mấy cửa hàng để mua đồ chơi cho con trai, tôi cũng không tìm được một món hàng Việt Nam nào. Tôi thật sự bối rối, không biết chọn đồ chơi nào cho con".


Hàng Việt hãy thôi sợ hãi
Hiện nay, ngày càng nhiều phụ huynh đã có chuyển biến nhận thức rất tích cực trong việc chọn đồ chơi cho con. Thay vì mua các loại đồ chơi Trung Quốc như trước đây, nhiều ông bố, bà mẹ đã tìm đến các sản phẩm "Made in Vietnam".


Mặc dù bắt đầu chiếm lĩnh được thị phần, nhưng không có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em Việt đánh bại được hàng ngoại nhập. Mẫu mã tuy có đa dạng hơn, phong phú hơn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất các loại đồ chơi quen thuộc, ít đột phá hoặc sáng tạo, quanh quẩn vẫn là thú nhún, nhà bóng, bập bênh, các con thú bằng nhựa... để bán cho các cơ sở vui chơi, nhà trẻ mà ít sản xuất các loại sản phẩm cầm tay dành cho trẻ em. Bởi lẽ, lợi nhuận từ thị trường này không lớn, và khó cạnh tranh với các sản phẩm phong phú của Trung Quốc.


Dù có ưu thế về mặt thị trường, nói cách khác là có được lòng tin của NTD, nhưng để có thể cạnh tranh với Trung Quốc, đồ chơi Việt Nam cần phải có "người cầm trịch".


Hiện thị trường đồ chơi Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước sản xuất vẫn chủ yếu tập trung ở phân khúc đồ chơi cho trẻ dưới 3 tuổi với các sản phẩm đồ chơi quen thuộc và đơn điệu như: ghế ngồi lắc lư, bàn nhạc, xếp hình, câu cá, xếp chữ...


Một mặt phải đối đầu với "ông lớn" Trung Quốc, mặt khác vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều cơ sở trong nước, một số doanh nghiệp mãi không gây dựng được thương hiệu. Thậm chí, có doanh nghiệp không đầu tư vào thiết kế mẫu mã mà chỉ "chớp" lấy những mẫu bán chạy của các đơn vị có thương hiệu rồi làm nhái, làm ẩu, bán với giá rẻ.


Trên thực tế, có một số doanh nghiệp Việt Nam mạnh về sản xuất đồ chơi bằng gỗ và cũng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm còn khá cao nên thị trường chính vẫn là các khu vực thành thị, chưa "phủ sóng" rộng khắp toàn quốc.


Theo Giadinh.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mầm non, tiểu học... quá tải: Cuộc đua chạy trường lại nóng (7/7)
 Trái Đất nóng lên làm 5,8 triệu trẻ em châu Phi suy dinh dưỡng (6/7)
 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp: ‘Nóng’ từ mầm non (2/7)
 Thu hồi nến trang trí vì quá giống đồ thật (1/7)
 Hỗ trợ trường mầm non nuôi dạy con công nhân (30/6)
 Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cùng lúc đăng ký khai sinh (29/6)
 Xây 9 trường mầm non cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (26/6)
 Hà Nội xóa bỏ hơn 6.500 phòng học tạm (25/6)
 UNICEF: Số trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong đã giảm hơn một nửa (24/6)
 Mỹ: Thủ đô Washington giàu có, trẻ em vẫn tử vong nhiều (23/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i