Tâm lý
   Bé kể chuyện tưởng tượng
 

Hiện nay trẻ em ngày càng ít đọc sách, đây là một hiện tượng đáng lo ngại, vì thói quen đọc sách rất có lợi cho trẻ trong việc phát triển trí sáng tạo và khả năng tư duy. Cha mẹ thường vận dụng việc kể chuyện cổ tích, truyện thiếu nhi cho con từ sớm để hướng trẻ đến ý thích đọc sách. Tuy vậy cách thức này cũng có nhiều điểm yếu, từ việc bố mẹ có thể bận bịu nên không có cơ hội đọc truyện hàng ngày cho con, đến việc trẻ dần chán với cách nghe kể chuyện thụ động và không còn hứng thú với đọc sách nữa. Bố mẹ có thể vận dụng một cách thức mới - biến thể của trò kể chuyện trên, nhưng lần này, bé sẽ sắm vai người kể chuyện.


Thay vì bố mẹ đọc truyện cho con, hãy giao cho trẻ những cuốn sách để bé tự đọc. Có rất nhiều lựa chọn, vì hiện nay có nhiều loại truyện thiếu nhi đơn giản dành cho các bé ở khắp các độ tuổi, từ chưa biết đọc cho đến tuổi tiểu học. Bố mẹ có thể lựa chọn các truyện từ đơn giản đến dần phức tạp hơn tùy theo khả năng của trẻ. Đồng thời, cũng có rất nhiều loại truyện thiếu nhi trên các thiết bị di động, máy tính... để bố mẹ có thể vận dụng. Khuyến khích bé từ mỗi tuần cho đến mỗi ngày đọc một cuốn truyện như vậy.


Nhưng đó chưa phải là điểm chính của hoạt động này. Sau khi bé đọc truyện xong, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện này, với lời kể của chính bé. Có nghĩa là trẻ có thể tự thêm thắt bất kỳ yếu tố mới nào mà bé thích vào câu chuyện, tùy theo trí tưởng tượng của bé. Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong việc kể chuyện bằng cách hỏi bé những câu hỏi như: Nếu là nhân vật chính thì con sẽ làm gì? Liệu kết cục của câu chuyện như thế đã là hay? Con có muốn thêm gì vào để câu chuyện vui hơn?... Đừng giới hạn con trong cách trẻ kể chuyện, bé có thể tự diễn lại các cảnh xảy ra trong truyện hay sử dụng đồ chơi để minh họa.


Cả nhà nên bày tỏ sự hào hứng để nghe trẻ kể chuyện, tương tự như khi bé hào hứng nghe bố mẹ kể chuyện. Biến việc trẻ kể chuyện thành một niềm vui, niềm tự hào của bé. Từ đó, hoạt động kể chuyện tưởng tượng sẽ thành một thói quen hàng tuần, hàng ngày của trẻ. Hoạt động này sẽ trở thành nền tảng cho thói quen đọc sách của bé sau này.


Hoạt động này có thể giúp bé tăng khả năng sáng tạo. Trẻ có cơ hội tự tạo ra câu chuyện của chính mình với những gì bé tiếp thu được từ cuốn truyện bé đọc, một trải nghiệm không những vui mà còn rất bổ ích. Ngoài việc giúp bé tạo lập thói quen đọc sách, kể chuyện tưởng tượng cũng tập cho bé khả năng kiến tạo ý tưởng, rất có lợi cho các công việc trí óc.


Ngoài sách truyện, bố mẹ cũng có thể để trẻ kể lại những câu chuyện khác từ phim ảnh hay từ thế giới xung quanh bé. Hơn thế nữa, bố mẹ còn có thể nhìn vào thế giới nội tâm của trẻ, hiểu được rõ hơn về bản tính, cách suy nghĩ và khả năng tưởng tượng của con, từ đó thắt chặt mối quan hệ với bé.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ (20/7)
 Đưa bé du lịch bụi: Ngon, bổ, rẻ, vui! (17/7)
 10 điều mà cha mẹ tốt sẽ không bao giờ dạy con trai mình (16/7)
 Đến lớp sớm, con nhanh lớn khôn (15/7)
 Chuẩn bị gì cho trẻ vào năm học mới? (13/7)
 8 cách giúp con bạn thông minh hơn về tài chính (10/7)
 6 chiêu độc đáo giúp trẻ kiếm tiền bỏ ống trong hè (9/7)
 Các bậc cha mẹ thường mắc sai lầm gì khi nuôi dạy trẻ? (8/7)
 Để việc dạy dỗ không làm hại tới con trẻ (7/7)
 “Chiêu” trị con “ăn vạ” nơi công cộng (6/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i