Tâm lý
   Những mối lo cực lớn của mẹ khi con bắt đầu đi học
 

Khi con bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ con sợ một thì các bậc phụ huynh thấy tồi tệ gấp 10 lần.


1. Con sẽ rất sợ hãi

Nhiều bậc cha mẹ lo rằng đứa con bé bỏng sẽ khóc lóc sợ hãi cái ngày đầu tiên đến trường. Đó là một bước ngoặc rất lớn đối với con, nên lo sợ cũng là điều dễ hiểu. Bạn có thể giúp con nguôi ngoai nỗi sợ hãi bằng cách đừng để cho con thấy bạn cũng đang rất lo lắng.


Con trẻ cần phải biết rằng cha mẹ đặt niềm tin vào mình. Trực giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn căng thẳng hay lo lắng, chúng sẽ cảm nhận được ngay.


2. Con sẽ nhớ ba mẹ nhiều
Thật ra là bố mẹ còn nhớ con nhiều hơn là con nhớ mẹ. Vì con không có thời gian đâu! Trường mẫu giáo không giống như trường học. Cả ngày con sẽ bận rộn với những hoạt động học tập, vui chơi, giải lao bên bạn bè. Đến khi con chợt nhớ mình đã xa mẹ cả ngày hôm nay thì đó cũng là lúc bạn đến đón con về nhà rồi.


3. Con sẽ bị lạc
Trường học là một nơi vừa rộng lớn vừa lạ lẫm, đó có thể làm choáng ngợp cho cả mẹ và con. Ngày đầu tiên con sẽ không thể tự tìm đúng lớp học. Để giúp con đánh bay nỗi sợ này, bạn nên dẫn con đi thăm thú một vòng quanh trường, chỉ cho con biết phòng nào ở đâu. Đâu là nhà vệ sinh? Đâu là phòng giáo viên? Biết trước tất cả sẽ giúp bạn và bé cảm thấy an tâm nhiều hơn vào cái ngày đầu tiên đó.


4. Con sẽ không ăn trưa
Đây là một trong những nỗi lo rất dễ xảy ra trong những ngày đầu tiên, và bố mẹ cũng không thể làm được gì nhiều. Con có thể không chăm chú vào bữa cơm vì mải mê nhìn ngó bạn bè xung quanh.


Nếu bạn lo con không ăn được món này món kia, hãy nhắn với thầy cô giáo. Họ sẽ giúp con bình tĩnh và thuyết phục con ăn dù chỉ một vài miếng. Thời gian trôi qua, con sẽ dần bớt rụt rè và cùng bạn ăn cơm rất thoải mái.

 

5. Con sẽ không kết bạn
Trẻ con rất dễ thân thiết, nhưng không phải bé nào cũng vậy. Đặc biệt là khi con đang phải "quá tải" trong một môi trường và thời khóa biểu hoàn toàn mới.


Các thầy cô tiết lộ hơn 30% học sinh thiếu các kỹ năng xã hội cần thiết. Khuyến khích cha mẹ dạy con cách kết bạn khi con bắt đầu biết nói, bằng cách dạy chúng nói chuyện đúng cách với mọi người trong gia đình. Nhà là lớp học đầu tiên của trẻ và bố mẹ là người thầy đầu tiên


Nếu bạn ở nhà với con, hãy để chúng được tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Khuyến lệ con tương tác và chơi đùa vui vẻ, bày ra các trò chơi ở nhà để giúp chúng học cách bắt chuyện.


6. Con sẽ bị bắt nạt

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng trẻ con cũng có đứa gian xảo dù còn rất nhỏ, và rất có thể chúng ở cạnh con bạn trong giờ giải lao. Không thể tránh khỏi một ngày con bạn mặt đối mặt với một kẻ chuyên bắt nạt, nhưng mọi chuyện sẽ ổn nếu chúng biết cách xử lý.


Vấn đề có thể được giải quyết bằng một cuộc trò chuyện nghiêm túc. Hãy cho con biết nó có thể gặp một người xấu ở trường, nhưng con không phải chịu đựng họ. Nói với con rằng có ba lựa chọn: Bỏ đi, nói với thầy cô hoặc chơi với các bạn khác. Bạn có thể thử diễn tập tình huống này ở nhà để con không bị động khi đối phó.


7. Giáo viên không quan tâm đến con
Đây có thể là mối quan tâm lớn nhất của các bà mẹ. Khi ở nhà, con được yêu thương, theo dõi, chăm sóc và chiều chuộng. Nhưng giờ đây bạn sắp phải giao nó cho một người khác cũng đang phải chăm sóc mấy chục đứa trẻ khác cùng một lúc. Nhưng có thể bạn đã lo xa quá rồi.


Giáo viên đặc biệt là những người làm việc với trẻ còn rất nhỏ, là những người đặc biệt. Họ biết rằng khi bạn đưa con đến trường, bạn giao lại cả thế giới của bạn vào tay họ. Thế nên họ phải làm việc đó thật nghiêm túc.


Để thoải mái hơn, hãy tìm hiểu giáo viên đó. Xin gặp trước hoặc sau giờ học, hay điện thoại hỏi xem tình hình con cái thường xuyên.


8. Con học không được nhanh
Trẻ em học ở những tốc độ khác nhau, và không ai biết điều này rõ hơn ngoài thầy cô. Hãy làm tròn bổn phận của cha mẹ bằng giúp con soạn trước bài học ngày mai. Nhưng đừng nổi nóng khi con chậm hiểu. Khi một đứa trẻ chưa buộc dây giày đúng cách là điều hoàn toàn bình thường. Một khi trẻ bắt đầu đi học, đừng ngại nói với giáo viên về tình hình của con. Giáo viên sẽ chú tâm hơn vào con để con có thể theo kịp bạn cùng lớp. Giữ liên lạc và làm việc với họ để cùng giúp con vượt qua những trở ngại đó.


Theo PNO

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách chuẩn bị tinh thần cho con đi học lại sau kỳ nghỉ hè (7/8)
 Bí quyết để trẻ tự tin khi vào mẫu giáo (6/8)
 Trẻ ngỗ nghịch lớn lên kiếm tiền tốt hơn (5/8)
 9 điểm chung của cha mẹ có con trẻ thành công (3/8)
 Dạy bé 5 kỹ năng tự chăm sóc bản thân (31/7)
 9 kỹ năng sống quan trọng phải dạy con trước 6 tuổi (30/7)
 Những mách nước hay cho cha mẹ giúp trẻ yêu đọc sách (29/7)
 Quy tắc "sống còn" phải dạy bé để tránh bị bắt cóc (28/7)
 13 điều tuyệt vời người có con gái mới hiểu (27/7)
 Làm sao dạy trẻ sống tự lập? (24/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i