Sức khoẻ
   Mẹ một con bày cách luyện bé không tè dầm
 

Mỗi lần dọn giường khi bé tè dầm, tôi đều cho bé nhìn thấy và giải thích cho con. Còn khi con không tè dầm, tôi thưởng cho con món quà nhỏ.


Bé khoảng 1-3 tuổi là giai đoạn thích hợp để tập ngồi bô và nhiều bố mẹ chia sẻ rằng, con họ thường tè dầm buổi đêm dù cả ngày đã có nếp đi vệ sinh rất tốt. Đây là điều phố biến mà hầu như bé nào cũng trải qua, bố mẹ nên giữ thái độ thoải mái, đừng la mắng hay phạt bé, khiến bé sợ và khó hợp tác hơn. Đặc biệt, đừng bao giờ đem chuyện bé tè dầm ra kể với người khác như một thói xấu vì điều đó cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ.


Tôi đã bắt đầu luyện cho bé không tè dầm mỗi đêm bắt đầu từ việc thay đổi thói quen của chính mình. Để chuẩn bị, tôi mua một tấm nilon lớn để bọc đệm trước rồi mới trải ga lên trên. Như vậy, bé có tè thì đệm cũng không bị ướt, tôi không mất nhiều thời gian dọn dẹp nên cũng bớt cảm thấy tức giận hơn. Mỗi lần dọn dẹp giường vào sáng hôm sau, tôi đều cho con nhìn thấy và giải thích cho con.


Ảnh minh họa: D.N


Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, tôi không cho bé uống nước hay bất cứ thứ gì để hạn chế đi tiểu đêm. Những hôm đầu, tôi căn giờ đi tè của bé và chủ động đánh thức bé dậy để xi. Khoảng 3-4 hôm như thế là bé đã dần vào nếp nhưng chưa quen hoàn toàn. Những hôm nào bé không tè dầm thì sáng hôm sau, tôi đều có phần thưởng nho nhỏ cho bé như một món đồ chơi, món bánh bé thích...


Tôi mất khoảng một tháng vất vả tập luyện cho bé và đã thành công. Nhưng nếu sau 3 tháng tập như thế mà con bạn vẫn tè dầm thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để xem bé có gặp vấn đề gì đặc biệt không hay bé có bị táo bón không (Vì đôi khi táo bón với tè dầm ban đêm có liên quan đến nhau). Đi khám bác sĩ cũng để loại trừ các bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cho bé.


Cũng có trường hợp bé không mắc vấn đề gì về thể chất nhưng vẫn không thể luyện tập thành công. Nguyên nhân có thể liên quan đến tâm lý, bé chưa sẵn sàng hợp tác với bố mẹ. Trong trường hợp này, bố mẹ nên kiên trì giải thích, hướng dẫn cho con và tiếp tục cho con dùng bỉm. Sau đó một thời gian, bố mẹ có thể thử lại theo cách ở trên.


Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khoảng 1/4 trẻ sẽ tè dầm cho tới khi 5 tuổi vì không phải trẻ nào cũng có khả năng kiểm soát, làm chủ bản thân tốt. Nếu em bé ngủ sâu, không thể thức dậy khi bàng quang đầy thì quá trình luyện tập không tè dầm còn khó khăn hơn. Một điều nữa là tè dầm còn do di truyền, đặc biệt ở các bé trai có bố từng mắc chứng này khi còn nhỏ.


Theo Ngoisao.net

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 trẻ tử vong mỗi ngày vì TV, rèm cửa… (24/8)
 8 món ăn cho trẻ bị tiêu chảy (21/8)
 Những vật dụng cho em bé tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường (20/8)
 Vì sao làm bài tập về nhà lại khiến trẻ dễ bị cận thị? (19/8)
 Cây cảnh quen thuộc chứa chất độc cần cho trẻ tránh xa (18/8)
 Dùng thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ đúng cách (17/8)
 Những hiểm họa cho trẻ ẩn giấu trong nhà bạn (14/8)
 Cách xử trí khi trẻ bị nôn (13/8)
 Lý do không nên cho trẻ tắm trần ở bãi biển (12/8)
 Cách nhận biết bé bị ngộ độc thực phẩm (11/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i