Tâm lý
   Dạy các con ít cãi vã và biết yêu thương nhau hơn
 

Nhà có nhiều con luôn phải chịu cảnh các bé xung đột, cãi vã nhau cả ngày.


Đừng lo, tình trạng đó sẽ không còn kéo dài nữa nếu các mẹ thử những cách sau đây.


Dành nhiều thời gian cho nhau
Tình cảm ruột rà được gắn kết rất đậm đà khi thường xuyên chơi đùa với nhau. Dành ra thời gian để vui cười, chơi các trò mà anh chị em ở mọi lứa tuổi đều có thể chung vui và chọn ra một thời điểm trong ngày mà tất cả mọi người phải ở bên nhau, trong tâm trạng tốt và sẵn sàng để tạo ra những kỷ niệm đẹp.


Để các con mặt đối mặt với nhau
Thách các con làm nhiều biểu tượng cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt: từ ngạc nhiên, ngớ ngẩn, buồn chán... ai làm đạt nhất sẽ chiến thắng. Làm trò với khuôn mặt không chỉ là một trò chơi giúp không khí gia đình trở nên vui vẻ náo nhiệt, mà đó còn là một cách rất hay để trẻ nhận thức tốt hơn nét mặt của nhau và ý nghĩa của những nét mặt đó. Bởi vì nếu con càng thấu hiểu nhiều cảm xúc, con sẽ đồng cảm hơn và biết đáp lại những cảm xúc của anh chị em khi bên nhau mỗi ngày.


Làm "người thứ ba" tốt bụng
Giúp các con trở thành bạn tốt của nhau bằng cách khơi gợi cho chúng nói chuyện với nhau thường xuyên. Những câu đại loại như, "Con thật may mắn khi có một người anh trai tốt bụng như vậy đó!" hoặc "Em gái con dễ thương ghê!" có thể tăng thêm những suy nghĩ tích cực mà các con dành cho nhau.


Cho trẻ cảm nhận sự gần gũi của nhau
Luôn có một ranh giới rõ ràng giữa người lớn và trẻ con trong mỗi gia đình. Vậy thì tại sao không lợi dụng khoảng cách đó để nhấn mạnh sự gần gũi mà các con đang có với nhau. Tạo ra một ngăn kéo đặc biệt trong bếp chỉ có chén bát và ly tách sặc sỡ của các con, hoặc một góc nhà nơi chỉ dành cho các bé vui chơi. Và cho dù giường tầng sẽ khiến bạn khó khăn hơn mỗi lúc dọn dẹp, nhưng khi các con cùng chia sẻ phòng ngủ như thế, tình thân sẽ được gắn kết thêm bền chặt.


Bắt trẻ tự dàn xếp trong trật tự

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, dàn xếp và cách làm việc theo nhóm qua việc để trẻ cùng nhau đưa ra quyết định. Ví dụ thay vì các bé dành giật nhau cái điều khiển để chọn chương trình truyền hình yêu thích, mẹ nên cho các bé thấy chương trình nào cũng hay, và có thể nhường nhịn nhau, thay phiên các chương trình theo từng ngày. Hãy nói: "Nếu các con có thể chọn ra một chương trình để xem, chúng ta sẽ cùng nhau xem sau giờ ăn trưa nhé" rồi để trẻ tự dàn xếp với nhau.


Đóng kịch

Đóng kịch là một trong những cách tốt nhất để luyện tập các kỹ năng xã hội cơ bản và xây dựng tình cảm bạn bè, bởi vì để viết ra được kịch bản, trẻ cần phải chú ý đến hành động của nhau, kết hợp ý tưởng của tất cả mọi người và dàn dựng nên. Hơn nưa, trò này cực kỳ vui khi chơi chung với nhau đấy!


Đừng tiếc lời khen
Cho con biết chúng đang làm sai và ra lệnh dừng lại thì không có gì khó khăn, nhưng cũng đừng quên khen ngợi khi các bé biết ngoan ngoãn nghe lời. Khi các con chơi đùa hoà thuận, mẹ nên tấm tắc hài lòng liền, nói cho con biết bạn vui và tự hào như thế nào. Rồi các con cũng sẽ bắt đầu cảm thấy tự hào về bản thân.


Tình cảm anh chị em ấm áp từ thuở bé đem lại rất nhiều lợi ích khi lớn lên, người đó sẽ biết cách ôn hoà mối quan hệ với đồng nghiệp, biết giải quyết xung đột ổn thoả, biết điều chỉnh cảm xúc tốt hơn và quan trọng nhất là luôn thấy hạnh phúc đủ đầy.


Theo Làm mẹ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 8 cách giúp bố mẹ dạy con nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại (10/9)
 Những kỹ năng nhỏ bố mẹ cần dạy bé trước khi tới trường (9/9)
 Bí quyết đánh thức bé dậy cho kịp giờ tới trường (8/9)
 7 chiêu để TV không trở thành hiểm họa với con (4/9)
 7 chiêu giúp trẻ hào hứng quay trở lại trường sau kì nghỉ hè (3/9)
 10 công việc nhà đơn giản trẻ có thể giúp mẹ hàng ngày (1/9)
 Ba cách giúp con khởi đầu tốt cho năm học mới (31/8)
 Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? (28/8)
 12 cách kích hoạt trí thông minh sớm ở trẻ (27/8)
 Những điều tưởng vô hại nhưng không bao giờ nên nói với trẻ (26/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i