Giáo dục mầm non
   Không yêu thương trẻ, khó làm giáo viên mầm non
 

Liên tiếp những vụ bạo hành trẻ tại các nhóm lớp mầm non tư thục xảy ra gần đây đã khiến dư luận xã hội có cách nhìn "khắt khe" với các giáo viên mầm non, tạo áp lực nặng nề đến tâm lý của nhiều giáo viên. Song nhìn nhận từ thực tế, rất nhiều giáo viên mầm non đang hàng ngày, hàng giờ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ bằng tình yêu thương của những "người mẹ". Các cô thực sự là "người mẹ thứ hai" của các con mỗi ngày đến lớp.


Từ tình yêu thương con trẻ, các cô giáo mầm non miệt mài chăm chút những mầm xanh lớn lên mỗi ngày. Ảnh: Chí Cường


Áp lực và tình yêu con trẻ

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, giáo viên mầm non làm việc 8 tiếng/ngày, trong đó, 2 tiếng chuẩn bị đồ dùng học tập, 6 tiếng đứng lớp. Nhưng thực chất, số giờ giáo viên trên lớp nhiều hơn. Một ngày làm việc của các cô giáo mầm non thường kéo dài từ 10 -11 tiếng, không phải 8 tiếng như quy định.


Giáo viên mầm non ở cả ngày với trẻ, vừa làm công tác giáo dục, vừa chăm sóc trẻ. Vì vậy, giáo viên mầm non không chỉ chịu áp lực về chất lượng giáo dục mà còn phải đảm bảo chất lượng sức khỏe, tinh thần và an toàn cho trẻ. Bất cứ sự cố nào đó xảy ra với trẻ, có thể là nhỏ nhưng giáo viên đều phải chịu trách nhiệm. Một vết xước, hơi biếng ăn, các biểu hiện tâm lý khác như cáu kỉnh, hờn dỗi đều có thể là lý do khiến cô giáo gặp rắc rối với các phụ huynh khó tính.


Điều cô giáo nào cũng phải canh cánh bên lòng mỗi khi đến trường là làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Từ miếng ăn, thức uống, lúc vui chơi hay trong giấc ngủ, lúc các em nóng sốt, biếng ăn, chảy mũi... các cô đều phải theo dõi. Vì vậy, giáo viên mầm non cần nắm bắt được những thay đổi thất thường về tâm lý và thể chất của từng em để có kế hoạch chăm sóc cho phù hợp.


Là giáo viên trẻ, mới ra trường, cô Nguyễn Thu Loan (giáo viên Trường Mầm non tư thục Happy Kids, Hà Nội) chia sẻ, nhiều bạn bè của cô khi ra trường, đi dạy được vài ba tháng đã quyết định bỏ nghề vì không chịu được áp lực. Giáo viên mầm non tại các trường công lập đã vất vả thì giáo viên tại các trường dân lập, tư thục còn khó khăn hơn nhiều. Mức lương thấp, chế độ đãi ngộ không nhiều và ít được coi trọng như giáo viên trường công lập nhưng công việc của giáo viên mầm non tư thục không vì thế mà bớt đi. Hàng ngày, các cô không chỉ lo từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh lớp học, chuẩn bị các hoạt động giáo dục để dạy cho trẻ kiến thức và kỹ năng sống mà còn phải sẵn sàng hứng chịu những lời mắng mỏ, chỉ trích của phụ huynh.


Cô Đỗ Thị Nguyệt (giáo viên Trường Mầm non Ban Mai Xanh, Hà Nội) tâm sự, mỗi ngày đến lớp, nhìn thấy các con vui đùa là cô lại quên hết mệt mỏi. Từng ngày được nhìn thấy các con lớn lên một chút, biết nhiều hơn một chút, hát hay, múa đẹp, cô lại thấy những nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng.


Với tình yêu trẻ, cô Nguyễn Thu Loan cũng chia sẻ: Trẻ mầm non thường nhút nhát nên khi đến trường chỉ gần gũi với 1-2 cô. Có hôm ốm mệt, nghỉ một ngày ở nhà mà cô thấp thỏm không yên, lo các con ở lớp có ăn ngoan không, ngủ ngoan không, có khóc đòi cô không. Chỉ nghĩ đến vậy là ngày hôm sau, cô vẫn cố gắng gượng dậy để đến lớp với các con.


Cần lắm sự sẻ chia

Từng nhiều năm làm phó hiệu trưởng một trường mầm non công lập, khi nghỉ hưu lại làm quản lý tại mầm non tư thục, cô Vũ Thị Thủy (quản lý Trường Mầm non Happy Kids) cho biết: "Hơn 30 năm gắn bó với nghề, cô đã thực sự thấu hiểu những vất vả của các cô giáo mầm non. Dù đã cố gắng rất nhiều trong công việc, luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị, chịu khó đổi mới trong cách dạy học cũng như kiên nhẫn rèn trẻ vào nề nếp nhưng không may để xảy ra một lỗi nhỏ, có phụ huynh ngay lập tức đến trường đề nghị kỷ luật giáo viên. Nhà trường cũng gặp phải áp lực rất lớn từ nhiều phía. Có lẽ sự vất vả, khó khăn của các giáo viên mầm non sẽ vơi bớt đi rất nhiều nếu nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ gia đình, phụ huynh và cộng đồng, xã hội".


Có hai con đều đang ở lứa tuổi mầm non, bé lớn 3 tuổi và bé nhỏ chưa đầy 1 tuổi, chị Phạm Bích Liên (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Nhà chỉ có hai vợ chồng, không ở cùng ông bà hay có người giúp việc nên hai bé đều phải đi học mẫu giáo từ sớm. Bé thứ hai mới 9 tháng tuổi đã được mẹ cho đi nhà trẻ. Nếu không nhờ sự chăm sóc ân cần, yêu thương của các cô ở trường mầm non, chắc chắn vợ chồng chị không thể yên tâm đi làm. Các bé khi chưa đi học, ở nhà hay nhõng nhẽo, không tự giác ăn uống thì sau một thời gian đi học đã "lớn" hơn nhiều, tự giác hơn. Đến giờ ăn, con tự giác ngồi vào bàn, biết cất dọn đồ chơi khi chơi xong, đi học về là líu lo kể chuyện ở lớp, rồi múa hát, đọc thơ. Thực sự với con, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Với bé thứ 2, mới đi học, chưa quen với nề nếp ở lớp, các cô như "người mẹ" thứ hai, chăm bữa ăn, giấc ngủ cho con. Gia đình chị Liên luôn trân trọng và cảm ơn các cô giáo mầm non đã luôn yêu thương, dạy dỗ các con từ những điều nhỏ nhất.


Chị Trần Thị Ly (nhân viên ngân hàng - Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: Do công việc bận rộn, lại không có người trông con nên bé nhà chị cũng được gửi đi nhà trẻ từ khi 15 tháng. Những ngày đầu con mới đến lớp, chị lo lắng không yên. Nhưng ngược lại với những lo lắng của chị, bé lại rất ngoan và "quấn cô". Từ ngày đi học giờ giấc ăn ngủ của con nề nếp hơn, lại được trò chuyện nhiều với cô và các bạn nên ngày càng mạnh dạn hơn. Chị thường gửi con từ sáng sớm đến 17 giờ 30 chiều mới đến đón nhưng nhiều hôm, mẹ đến mà bé vẫn ôm chặt cô giáo, chưa muốn về. Chị bảo: Trẻ con chưa biết nói nhưng rất nhạy cảm, nếu cô không yêu thương và quan tâm tới con, con sẽ không thể yêu cô đến thế.


Những tình cảm ấy của phụ huynh dành cho các giáo viên mầm non cũng góp phần tiếp thêm sức mạnh giúp các cô vượt qua những khó khăn, vất vả trong công việc để hết lòng chăm sóc, dạy dỗ các con. Và trên hết, từ chính tình yêu thương con trẻ, các cô giáo mầm non vẫn miệt mài chăm chút để những mầm xanh lớn lên mỗi ngày.


Theo Báo Gia đình & Xã hội

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngân sách nhà nước: Không phân biệt trường công, trường tư? (17/11)
 Hậu Giang: “Về đích” Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi (16/11)
 Vĩnh Phúc: Thiếu trường mầm non tại các khu công nghiệp (13/11)
 Xứng đáng lá cờ đầu của khối mầm non trong huyện (12/11)
 Kìm kẹp giáo viên mầm non: Tôi chỉ ước được về hưu (11/11)
 Bước đột phá về phổ cập giáo dục mầm non tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (10/11)
 2 điều khiến những trường mầm non ở Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ (9/11)
 Nghỉ thai sản đúng quy định được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên (6/11)
 Chế độ giảm trừ định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên (5/11)
 Danh mục tủ sách mầm non phục vụ năm học 2015-2016 (4/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i