Tâm lý
   Cách giúp cha mẹ phát hiện con bị bạo hành ở trường
 

Cách giúp cha mẹ phát hiện con bị bạo hành ở trường sẽ giúp cha mẹ ngăn chặn nạn bạo hành và bảo vệ con yêu của mình khi đi học, nhất là với trẻ mầm non và những trẻ chưa nói sõi.


Cách giúp cha mẹ phát hiện con bị bạo hành ở trường
Bạo hành ở trường là vấn nạn mà nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng và quan tâm. Làm sao có thể giúp con tránh được nạn bạo hành và bảo vệ con yêu của bạn khi đến trường là thắc mắc được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Có nhiều cách giúp cha mẹ có thể phát hiện được tình trạng này.


Cách giúp cha mẹ phát hiện con bị bạo hành ở trường là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm (Ảnh minh họa) Cha mẹ nên quan sát biểu hiện tâm lý của con


Nếu bình thường ở nhà trẻ luôn vui vẻ, hoạt bát, nói nhiều, bỗng một hôm cha mẹ thấy con ít nói hơn, có cảm giác lo âu, sơ hãi, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy con bạn bị bạo hành ở trường. Trẻ thường có biểu hiện tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi khi bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi.


Nếu quan sát giấc ngủ của con, bạn dễ thấy trẻ ngủ hay bị giật mình hoặc la hét khi ngủ ban đêm. Ngoài ra, trẻ có thể dễ khóc, khi ăn hay bị nôn trớ... Cũng có thể, trẻ sẽ có biểu hiện sợ ăn, không chịu ăn, thậm chí còn nôn ọe, mặc dù trước đó trẻ không hề có biểu hiện này.


Một biểu hiện rõ ràng hơn là trẻ trốn cô giáo. Cứ nghe đến cô giáo, trẻ rúm ró người, cảm giấc sợ bị phạt, bị dọa. Gặp cô giáo thì trẻ chần chừ không chịu vào lớp học,hoặc gào khóc thảm thiết để bám lấy bố mẹ.


Kiểm tra cơ thể của trẻ
Cha mẹ có thể quan sát các vết tích trên cơ thể con trẻ. Nếu trẻ có những vết bầm, vết cào nhẹ, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị bạo hành. Khi có những dấu hiệu đó, cha mẹ nên hỏi con và cô giáo nguyên nhân xuất hiện những vết bầm này, là do đùa nghịch, xô đẩy với bạn bè hay do cô giáo làm. Nếu cô giáo không thông báo về những vết tích này với cha mẹ, cần có khuyến nghị lên nhà trường nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của bạn.


Cùng trẻ chơi trò chơi dạy học
Bạn hãy đóng vai học sinh và để trẻ đóng vai cô giáo. Thông thường trẻ nhỏ thường có thói quen bắt chước cô giáo ở lớp, từ cách dạy học đến cách chăm sóc, phạt học sinh. Thông qua lời nói, hành động của trẻ, bạn sẽ hình dung được phần nào những gì ở trường của trẻ, từ đó có hướng can thiệp, quan sát kịp thời để con yêu có thể an toàn khi đến trường.


Theo GĐ&XH

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp con tự tin bằng cách luôn khích lệ (18/11)
 Trẻ nhỏ có lòng tự trọng sớm hơn chúng ta tưởng (17/11)
 6 kiểu cha mẹ dễ nuôi được con thành đạt sau này (16/11)
 Bé học tiếng Anh cả năm chưa biết nói: Cha mẹ đừng sốt ruột (13/11)
 Trừng phạt và khen thưởng trẻ (12/11)
 10 kiểu chọc ghẹo trẻ con “xấu xa” người Việt nên bỏ ngay (11/11)
 Những kỹ năng sống mẹ nhất định cần dạy cho bé (10/11)
 Viện nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng iPad không ảnh hưởng đến trẻ em nếu dùng điều độ (9/11)
 Con trai thường... cẩu thả? (6/11)
 12 quy tắc không thể quên khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i