Sức khoẻ
   Ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe trẻ em
 

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em chỉ đơn giản là tránh vi trùng gây bệnh và phòng ngừa tai nạn. Nhưng thực tế thì không như thế.


Ảnh: Shutterstock


Những chất ô nhiễm vô hình trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua đóng vai trò không nhỏ trong việc gây nên những căn bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ.


Theo The Huffington Post, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã ban hành một tuyên bố có tính chính sách về việc tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em để nâng cao nhận thức rằng, thiên tai, ô nhiễm không khí, mất an ninh lương thực và tình trạng nóng lên toàn cầu đang là mối đe dọa trực tiếp cho sức khỏe của trẻ em chứ không chỉ riêng các nguyên nhân về dịch bệnh, dinh dưỡng hay tai nạn.


"Nếu chúng ta không nhanh chóng nhận ra và hành động để thay đổi thì sẽ là một sự bất công cho tất cả trẻ em" - thông cáo viết.


Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (Envirionmental Protection Agency - EPA) ước tính rằng, mỗi USD đầu tư cho nguồn năng lượng sạch sẽ cung cấp 4 USD cho những dự án về lợi ích sức khỏe. Theo chiến lược, các nhà chức năng sẽ tăng cường các tiêu chuẩn bảo vệ tầng ozone và rò rỉ khí thải là nguyên nhân gây nên hàng trăm thứ bệnh cho trẻ em như hen suyễn, bệnh đường hô hấp...


Hen suyễn là một căn bệnh không thường xuyên thấy ở trẻ, nhưng hiện nay nó đang trở thành căn bệnh mạn tính hàng đầu mà trẻ em mắc phải, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện và khiến các em nhỏ không tập trung hoàn toàn cho việc học.


Metan là thành phần chính của khí tự nhiên và cũng là một chất gây ô nhiễm không khí mạnh. Các hoạt động dầu khí, giao thông là nguồn gốc của hơn 7 triệu tấn ô nhiễm metan mỗi năm, tương đương như hiệu ứng nóng lên của khí hậu khi phải chịu 600 tấn khí thải carbon dioxide. Khi rò rỉ, khí metan sẽ làm các hợp chất dễ bay hơi có khả năng gây ung thư cao như benzene đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em có hệ miễn dịch yếu.


Các chính sách về môi trường hiếm khi được xem là biện pháp tiên phong đối với sức khỏe trẻ em, nhưng nó cần được nhìn nhận lại để trở thành sáng kiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và cộng đồng.


Theo PNO

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


daiannamthang

Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
Ngày gửi: 1/23/2016 11:17:40 AM


Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp–tơ (aphthous ulcer). Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1–2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10–15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Các vết loét trong miệng thường xuyên bị ướt, huyết tương (nước vàng) tiết ra từ chỗ loét không tạo thành màng để bảo vệ vết loét, nên rất lâu lành. Có một phương pháp chữa hiệu quả chứng bệnh này là: Dùng thuốc bôi (xức) trực tiếp lên vết loét, phối hợp 4 loại thuốc: Sulfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc là dạng bột, khi vào trong miệng gặp nước tạo thành màng, màng này chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ. Cho nên cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét rất nhanh lành. Thuốc được trộn phối hợp với loại có tác dụng cản khuẩn–tiêu viêm - ngăn ngừa tái phát, làm tăng hiệu lực của thuốc, có tác dụng làm khỏi hẳn bệnh.

Thực tế đã kiểm chứng: Sau 6 – 7 lần bôi thuốc là bắt đầu lành vết loét, đặc biệt sau 1–2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc nếu bệnh tái phát (do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt, cho nên chỉ bôi thuốc khi bị viêm loét), thấy các đợt tái phát lại nhẹ dần đi và thưa dần ra rồi khỏi hẳn sau 5 – 6 đợt chữa toàn diện như trên.

Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét (hoặc chưa bị loét) mà để 2–3 ngày sau, khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì, thuốc ngấm vào được nhiều hơn, tác dụng ngăn chặn tái phát tốt hơn, bệnh nhanh khỏi hơn. Tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi.

Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh

Mọi phản hồi xin được gửi về: ĐT 03503926483 – 01674198250. Email : [email protected] hoặc tìm hiểu thông tin chi tiết tại trang Web http://nhietmieng.com/



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thu hồi hàng loạt hàng loạt phiếu công bố mỹ phẩm nhập ngoại (20/1)
 Trẻ em tập gym sớm để nâng cao thể chất và trí não (19/1)
 Kinh hãi xương giòn, mục vì loại "thần dược" phổ biến ở Việt Nam (18/1)
 Bí quyết giúp bé ngủ ngon giấc mẹ không cần bận tâm (15/1)
 Tác hại ghê gớm khi dùng nhiều kem đánh răng (14/1)
 Mách mẹ cách chăm sóc răng cho trẻ dưới 1 tuổi (13/1)
 Đau xương khớp ở trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường! (12/1)
 Bệnh còi xương ở trẻ em (11/1)
 Mẹo giúp cha mẹ đối phó với trẻ bị táo bón (8/1)
 Ghế ngồi nhà vệ sinh của trẻ chứa hóa chất nguy hiểm (7/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i