Tâm lý
   Phạt con theo khoa học mà bé vẫn ngoan
 

Trong cuộc sống chắc chắn bạn sẽ phải dùng đến các hình thức phạt để dạy con khi chúng làm những điều sai trái. Nhưng như vậy không có nghĩa là đánh mắng thậm tệ, thay vào đó hãy áp dụng những cách mà chuyên gia giáo dục khuyên dùng dưới đây.


Đầu tiên muốn hình thức phạt hay lời dạy dỗ của bố mẹ có ích với con cái các bạn cần hiểu tâm lý trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Dưới 1 tuổi: trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc, trò chuyên, vui đùa... Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.

Phạt là một điều bắt buộc trong quá trình nuôi dạy con cái, nhưng phạt thế nào để con hiểu mình đã sai mà không làm tổn thương đến tâm hồn non nớt của trẻ mới quan trọng.


Từ 1 - 3 tuổi: Trẻ bắt đầu muốn khẳng định bản thân nên thường tự làm nhiều thứ. Trong khi, tư duy còn mang tính cụ thể và tay chân hoạt động còn vụng về nên dễ gây ra hỏng hóc, đổ vỡ. Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị quát mắng to tiếng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la hét hay ăn vạ.


Từ 3 - 6 tuổi: Trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tụ điều chỉnh bản thân và thích khám phá thể giới xung quanh. Trẻ cũng đã có tính thích khẳng định nên thường bường bỉnh, dễ bị coi là " hư" và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội. Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt bằng cách đánh hay quát mắng nặng nề khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.


Như vậy, với mỗi một lứa tuổi khác nhau bố mẹ có thể vận dụng những hình thức phạt khác nhau. Hình thức phạt phải đủ nặng để bé cảm thấy sợ và không tái phạm lỗi lầm mình mắc phải. Nhưng cũng đừng quá để khiến bé cảm thấy sợ sệt mọi thứ xung quanh gây nên sự ức chế lớn tới hệ thần kinh.


Phạt đứng lâu một chỗ: khi trẻ chạy nhảy linh tinh, nhảy từ trên cao xuống một cách vô thức. Điều này sẽ tạo ra những tiếng ồn lớn và gây nguy hiểm với trẻ. Trong trường hợp này bạn nên phạt trẻ đứng yên một chỗ trong vòng 30 phút hay 45 phút thậm chí có thể lâu hơn. Khi bé hiếu động và bị phạt đứng một chỗ là hình phạt khó chịu nhất.


Làm việc nhà: Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung. Khi đó bé sẽ học được nhà cửa cũng phải biết vệ sinh cho sạch sẽ, đồng thời đế bé hiểu được sức lao động mà hàng ngày bố mẹ vẫn làm để mình hưởng.


Khi bé mắc lỗi cãi nhau với anh chị em, lấy đồ chơi của bạn hãy hỏi rõ ngọn ngành, giải thích cho con hiểu con sai ở đâu và cần xin lỗi như thế nào. Đối với những đứa trẻ hay tranh giành đồ chơi của bạn hay nói dối bạn nên phạt bé ngồi đọc sách và viết chữ, đồng thời cũng phải giải thích cho con để lần sau con không còn những hành động như vậy.


Rất nhiều bé sợ bị cha mẹ tịch thu đồ chơi của mình, bởi đồ chơi giống như người bạn và vật dụng không thể thiếu của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ hãy áp dụng cách này khi con thường xuyên vứt đồ chơi lung tung khắp nhà hoặc không dọn dẹp sau khi chơi.


Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở, bạn hãy phạt con bằng cách trộn lẫn 2 loại đậu vào một bát to. Sau đó yêu cầu con phải nhặt riêng từng loại đậu ra 2 bát khác nhau. Đây chính là một cách phạt con khoa học cực hay giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn.


Theo Công lý

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách xử lí kịp thời khi thấy trẻ nói dối tránh làm hư con (19/4)
 Đề phòng xâm hại trẻ em – bố mẹ cần dạy con những điều này (15/4)
 8 thói quen không ngờ có thể ảnh hưởng cả cuộc đời con bạn (14/4)
 Đừng hoảng khi con trai thích búp bê (13/4)
 4 quy tắc dạy con nổi tiếng thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ (12/4)
 Cách giúp trẻ giữ im lặng nơi đông người (11/4)
 Đừng bình luận ngoại hình của con (9/4)
 Trang bị kỹ năng dạy con ngoan từ tấm bé cho các ông bố, bà mẹ (8/4)
 Bí quyết giúp con lần đầu đến trường mà không quấy khóc (7/4)
 Thay đổi cách nói chuyện để khuyên dạy con hiệu quả hơn (6/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i