Mang thai và sinh đẻ
   "Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai
 

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 6 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây.


Hệ miễn dịch suy yếu cùng với sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính làm mẹ bầu dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều bệnh, từ các bệnh phổ biến như táo bón, tiêu chảy tới những bệnh đặc thù như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp... Bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, mẹ tham khảo ngay cẩm nang bà bầu sau nhé!

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ không còn là "giấc mơ xa vời" nếu mẹ biết những tuyệt chiêu phòng bệnh hiệu quả trong cẩm nang bà bầu sau

1/ Táo bón khi mang thai
Đây là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến 50% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Hơn nữa, uống bổ sung sắt khi mang thai tuy có thể ngăn ngừa thiếu máu nhưng ngược lại sẽ dẫn đến chứng táo bón.
Cẩm nang bà bầu: Tuyệt chiêu chống táo bón
- Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc... vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.
- Nước táo và mận khô được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên, mẹ bầu có thể thử nếu triệu chứng táo bón ngày càng nặng hơn.
2/ Bà bầu bị tiêu chảy
Trong khi một số mẹ bầu gặp phiền phức với táo bón, số còn lại sẽ "trải nghiệm" tình trạng tiêu chảy. Triệu chứng này có thể là hậu quả của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc do việc uống bổ sung vitamin. Ngoài ra, vệ sinh ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.
Cẩm nang bà bầu: Khắc phục hậu quả do tiêu chảy
- Đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời. Không tự ý uống thuốc, bởi một số loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Tiêu chảy sẽ gây mất nước, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung lại lượng nước đã mất. Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, không nên uống các loại nước ép, nước ngọt có ga.
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy...
3/ Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Bệnh xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ. Có 4 loại nhiễm trùng phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe bà bầu: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo.
Cẩm nang bà bầu: Điều trị và phòng ngừa
- Tránh mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót. Sau khi tắm hoặc đi bơi, bầu nên thay đồ lót sạch. Ưu tiên quần lót có chất liệu cotton, thoáng mát.
- Khi vệ sinh vùng kín nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội tiếp cận cô bé.
- Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường: ngứa, rát, huyết trắng có màu, mùi lạ... Tùy theo từng loại viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
- Nếu bị nấm âm đạo, mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, bởi đường là thức ăn cho các loại nấm. Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua. Nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua cũng có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển.
4/ Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có 2 dạng: cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp thai kỳ, bệnh thường xuất hiện vào tuần thứ 20 và biến mất sau khi sinh 6 tuần.
Dù ở trường hợp nào, cao huyết áp khi mang thai cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, sinh non, tổn thương thận. Nguy hiểm nhất có thể gây tiền sản giật và sản giật.
Cẩm nang bà bầu: Bảo vệ mẹ khỏi cao huyết áp
- Hạn chế ăn mặn, đồng thời giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, nhất là những mẹ bầu có tiền sử huyết áp mãn tính, mẹ bầu trên 40 hoặc phụ nữ béo phì, thấp khớp, tiểu đường, có bệnh thận, mang đa thai.
- Thường xuyên tập thể dục khi mang thai.
- Tránh đồ uống có cồn và thuốc lá, cũng như cân nhắc cẩn thận khi uống thuốc.
5/ Tiểu đường thai kỳ
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, gây thiếu hụt không đủ để chuyển hóa glucose, dẫn đến tồn đọng glucose trong máu gây tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu đã từng bị tiểu đường trong lần trước đó, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.
Cẩm nang bà bầu: Ăn đúng khi bị tiểu đường
90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát bệnh nhờ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa carbonhydrate dạng đơn giản, các loại bánh ngọt, kẹo, món ăn nhiều đường, bởi thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu. Thay vào đó, nên tăng cường carbonhydrate phức tạp và ít chất béo bão hòa.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Tuyệt đối không nên bỏ bữa. Thay vào đó, bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào đáng lo? (22/9)
 Những việc phụ nữ cần làm ngay khi có thai (19/9)
 10 chiêu giúp mẹ xuống khỏi bàn đẻ là sữa về "rần rần" (16/9)
 Những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất (16/9)
 Sinh con đầu lòng và những điều thú vị 90% mẹ bầu không biết (15/9)
 Nguy cơ sinh non vì tăng quá cân khi mang bầu (15/9)
 Chế độ nghỉ thai sản: quyền lợi mẹ cần biết (12/9)
 7 điều cần biết về hiện tượng dây rốn quấn cổ (7/9)
 Những hiện tượng chẳng ai mong lại đến khi mang bầu (27/8)
 Mẹ bầu cho con nghe nhạc như thế nào mới đúng? (27/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i