Xã hội
   Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu trường học
 

Để không xảy ra tình trạng lạm thu trong trường học, mới đây Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa công bố 6 đường dây nóng của ngành giáo dục các địa phương trên địa bàn tỉnh này nhằm tiếp nhận phản ánh của các bậc phụ huynh về tình trạng lạm thu trường học trong năm học 2017 – 2018.

 

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu

Theo đó, tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa sẽ có 6 số điện thoại đường dây nóng do giám đốc, các phó giám đốc sở, thanh tra và Chánh văn phòng Sở trực tiếp tiếp nhận thông tin phản ánh.

Theo đó, số điện thoại đường dây nóng của bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là 0912.987.739; các Phó Giám đốc Sở 0916.259.888; 0903.464.595, 0912.276.373, Chánh Thanh tra Sở: 0912.276.590 và Chánh văn phòng Sở: 0913.269.225 . Theo Sở GD&ĐT Thanh Hóa, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 14/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chống lạm thu trong trường học, hàng năm Sở GD&ĐT đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu chi ngoài ngân sách tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục.

Năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT đã có Công văn số 1718/SGDĐT- KHTC ngày 31/7/2017, hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các đơn vị, trường học; công văn số 1824/SGDĐT- KHTC ngày 9/8/2017 về điều chỉnh nội dung công văn số 1718/SGDĐT- KHTC.

Tuy nhiên, đầu năm học 2017 – 2018, tình trạng “lạm thu” diễn ra ở nhiều trường, nhất là các trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Ở các đơn vị trường học triển khai nhiều khoản thu thỏa thuận phục vụ học sinh, huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, thu tiền quỹ hội phụ huynh của lớp, của trường, thu tiền tổ chức dạy tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống không đúng quy định.

Tình trạng trên đã dẫn đến có nhiều đơn thư phản ánh của cha mẹ học sinh, của báo chí gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Thanh Hóa thì nguyên nhân của tình trạng trên là do hiệu trưởng chấp hành các văn bản hướng dẫn của ngành chưa nghiêm túc; chưa thực hiện tốt dân chủ, công khai, minh bạch trong việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách đối với cha mẹ học sinh; công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh của các cấp chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục chưa kịp thời, chưa quyết liệt.

Để khắc phục dứt điểm tình trạng “lạm thu” trong các đơn vị, trường học, Sở GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, quản lý đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn.

Đặc biệt, quán triệt Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 15/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục năm học 2017-2018; trong đó có nội dung giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm, học thêm và thu tiền trái quy định của các trường học.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng công bố 27 số điện thoại đường dây nóng của 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận các phản ánh về tình trạng lạm thu.

Bên cạnh đó, nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, quản lý, thắt chặt vấn đề thu chi tại các trường học ở các địa phương. Sở GD&ĐT giao Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với phòng tài chính tiếp tục quán triệt, hướng dẫn các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm các công văn trước đó của Sở GD&ĐT về hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường học năm học 2017-2018.

Đồng thời, căn cứ đề nghị của các trường (từ mầm non đến trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên) và tình hình thực tế địa phương, các địa phương thẩm định các khoản thu phục vụ học sinh (thu dịch vụ tự nguyện) và khoản thu vận động xã hội hóa làm cơ sở cho các trường triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân vi phạm. Nếu để xảy ra tình trạng lạm thu trong các đơn vị trường học trực thuộc thì Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Môi trường & Cuộc sống

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 191 trường mầm non cam kết 8 tiêu chí bếp ăn an toàn (13/10)
 “Cởi trói” cho giáo dục mầm non: Còn nút thắt cần tháo gỡ (13/10)
 Huyện Hoài Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường học (13/10)
 Hòa Bình lưu ý sử dụng sữa trong trường mầm non (12/10)
 Tiền chăm trẻ: hiệu trưởng 2 triệu/tháng, cô giáo 800.000 (12/10)
 Quảng Nam: Thông báo điện thoại đường dây nóng về giáo dục (11/10)
 Thanh Hóa: Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu (11/10)
 Gần một tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho trẻ mồ côi (10/10)
 Công đoàn Bộ TT&TT tặng quà cho các cháu miền núi (9/10)
 Đề nghị điều chuyển hiệu trưởng trường mầm non bị tố lạm thu (9/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i