Xã hội
   Nhận trẻ từ 3 tháng tuổi giúp người lao động yên tâm làm việc
 

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành quy định, trường mầm non, nhóm lớp mầm non (MN) độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ 3 tháng - 6 tuổi. Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với bà Ninh Thị Hồng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam – xung quanh đề xuất này.

Quy định có tính nhân văn

Xin bà cho biết, ý kiến về chủ trương các cơ sở giáo dục MN nên đón nhận, chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi mà Bộ GD&ĐT vừa đề xuất?

- Dự thảo đưa ra lấy ý kiến của các tổ chức xã hội, các nhà khoa học giáo dục, các nhà quản lý và người dân, theo tôi là cần thiết và phù hợp với tình hình xã hội và đòi hỏi của thực tế. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ Việt Nam đều là công nhân viên chức để được hưởng chế độ thai sản nghỉ 6 tháng mà vẫn còn có những phụ nữ nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn hoặc do tính chất công việc mưu sinh, họ không có điều kiện được nghỉ ngơi, chăm sóc con những tháng đầu đời; những chị em công nhân ở những khu công nghiệp, khu chế xuất mặc dù họ được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn buộc phải gửi con sớm để đi làm; hay những chị em và công chức, viên chức vì lý do thai sản mà nghỉ trước sinh 2 - 3 tháng... Vì vậy, việc quy định trường MN, nhóm lớp MN độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ 3 tháng theo tôi là phù hợp.

Hơn nữa, vấn đề gửi trẻ từ 3 tháng tuổi còn phụ thuộc vào nhu cầu của các gia đình, các bà mẹ. Họ có gửi hay không chứ chẳng ai bắt buộc chuyện này. Với những gia đình có điều kiện người ta sẵn sàng để con ở nhà đến 1 tuổi, 2 tuổi mới đem gửi trẻ. Nhưng cũng có những gia đình, điều kiện kinh tế không cho phép thì trẻ 3 tháng tuổi người ta đã đem gửi để mẹ còn đi lao động kiếm sống. Vì vậy, việc quy định trường MN, nhóm lớp MN nhận trẻ từ 3 tháng là rất nhân văn. Nếu triển khai được sẽ tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu của các gia đình có nhu cầu gửi trẻ, đảm bảo an toàn, người lao động có thể yên tâm làm việc.

Có ý kiến cho rằng, điều khoản này nếu chính thức được thông qua trong Luật Giáo dục mới sẽ tạo hành lang pháp lý để những cơ sở trông giữ trẻ có điều kiện mở các lớp trông trẻ từ 3 tháng tuổi... Quan điểm của bà như thế nào?

- Dự thảo Luật Giáo dục đưa ra quy định cho các cơ sở giáo dục MN căn cứ vào đó để hoạt động đúng mục đích, quy định... chứ không phải để cho các cơ sở giáo dục MN tư nhân hoặc những nơi trông giữ trẻ có thể ồ ạt mở ra rồi không đảm bảo chất lượng. Chắc chắn, sau khi Luật được thông qua, ngành Giáo dục sẽ phải xây dựng và ban hành thêm những văn bản, hướng dẫn liên quan và đưa ra quy chế để các cơ sở giáo dục MN thực hiện đúng.

Ví dụ: Trường mầm non A nhận trẻ từ 3 tháng tuổi thì trường mầm non A phải đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đội ngũ, điều kiện chăm sóc, nuôi dạy... phải đạt được những quy chuẩn, chứ không phải cứ mở lớp trông trẻ từ 3 tháng tuổi là có thể được phép nhận trẻ.

Để việc giám sát việc chăm nuôi trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi được tốt, các ban ngành cùng phải thể hiện trách nhiệm và vào cuộc với ngành Giáo dục.

Cần đầu tư nguồn lực thích đáng

Bà Ninh Thị Hồng

Trên cương vị lãnh đạo của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, theo bà các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân cần những điều kiện gì để làm tốt công việc trông giữ, chăm sóc trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi?

- Theo tôi, Nhà nước phải dành nguồn lực thích đáng cho giáo dục MN, bao gồm cả nguồn lực đầu tư và những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Với các doanh nghiệp hoặc cá nhân, khi đầu tư vào bất cứ một lĩnh vực gì, người ta cũng phải cân nhắc hài hòa giữa lợi nhuận kinh doanh và trách nhiệm xã hội.. Vì vậy cũng cần có những chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp tham gia hỗ trợ cho giáo dục. Không nên xây dựng những trường, lớp MN nhỏ lẻ, khó quản lý, giám sát.

Như vậy mình phải tính đến những điều kiện cụ thể khi xây dựng các cơ sở giáo dục MN đủ tiêu chuẩn chứ không phải là những cơ sở giáo dục MN nhỏ lẻ, cá nhân, một hai người thuê một gian nhà ẩm thấp, hôi hám để làm lớp MN. Việc này nên đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, nhà quản lý giáo dục thì lúc đó mới cho tiếp nhận những trẻ nhỏ như vậy.

Từ kinh nghiệm thực tế của một người phụ nữ làm công tác xã hội vì trẻ em và với cương vị của mình hiện nay bà có đề xuất, kiến nghị gì với Bộ GD&ĐT về chủ trương này?

- Giáo dục MN là giáo dục rất đặc biệt. Trẻ ở độ tuổi nhỏ, phần giáo dục cũng có nhưng phần chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều hơn, vậy những điều khoản của Luật Giáo dục phải quy định rõ ràng, cụ thể riêng về giáo dục MN... Ngành Giáo dục nên có những khảo sát nghiên cứu để đề nghị Quốc hội ra Luật Giáo dục MN, lúc ấy mới có đủ điều kiện cơ sở nghiên cứu cho chúng ta lường hết được mọi vấn đề và làm tốt được.

Trong bối cảnh chưa ra được Luật Giáo dục mới thì vấn đề giáo dục MN phải có những quy định rất chi tiết cụ thể của từng độ tuổi nhỏ, chú ý đến những vấn đề giám sát, làm thế nào để mọi người dân, cộng đồng có thể tham gia cùng giám sát cùng thực hiện, giúp ngành Giáo dục thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình. Nếu vẫn cứ bó hẹp như hiện nay thì rất khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát của ngành Giáo dục vì không đủ nhân lực, như thế rất dễ xảy ra nhiều vụ việc không hay.

 

“Cơ sở để đưa ra đề xuất này nhằm tạo điều kiện cho những bà mẹ ở khu vực nông thôn không có chế độ nghỉ thai sản 6 tháng; những gia đình công nhân ở các khu chế xuất, công nghiệp muốn gửi con sớm để đi làm kiếm sống; hoặc những bà mẹ là viên chức, công chức nghỉ trước sinh từ 2 - 3 tháng. Do đó, khi đi làm nếu không có chỗ gửi trẻ sẽ rất khó khăn”.
Bà Ninh Thị Hồng

Nguồn http://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cảnh giác trước nguy cơ mất an toàn trường học mùa lễ hội (8/1)
 Mô hình trường học gắn với thực tiễn: Điển hình tích cực tại vùng cao (3/1)
 Nghi con bị cô giáo đánh, phụ huynh phản ánh qua cổng thông tin điện tử (2/1)
 Bộ trưởng Nhạ nêu quyết tâm, 2018 sư phạm chỉ tuyển những học sinh ưu tú nhất (28/12)
 Cô giáo mầm non, tiểu học ở Sài Gòn ít nhất phải có trình độ Cao đẳng (28/12)
 Toàn bộ học sinh, sinh viên Sài Gòn nghỉ học để tránh bão Tembin (25/12)
 Hải Dương: Xây dựng tiêu chí bếp bán trú đảm bảo chất lượng trong trường mầm non (19/12)
 TPHCM: Tọa đàm “Bạo hành trẻ em – vấn nạn và giải pháp” (18/12)
 Đà Nẵng: Hiệu trưởng "cầm nhầm" hàng chục triệu đồng tiền phụ cấp (16/12)
 Tiền Giang: UBND tỉnh ra văn bản ngăn chặn bạo hành trẻ mầm non (14/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i