Xã hội
   Hà Nội: Giám sát việc giao nhận, uống sữa, của học sinh tại nhà trường
 

Khẳng định tính nhân văn của chương trình Sữa học đường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ triển khai hiệu quả tại các trường học trên địa bàn và đảm bảo tuyệt đối về chất lượng của sữa.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội trao đổi thông tin về Chương trình Sữa học đường

Chiều 14/9, tại buổi trao đổi thông tin về Chương trình Sữa học đường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: Chương trình Sữa học đường có giá trị nhân văn rất cao, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam trong tương lai.

Thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường của TP Hà Nội, hiện nay các nhà trường mầm non, tiểu học đang tiến hành cho phụ huynh đăng ký để khảo sát nhu cầu.

“Sữa học đường là chương trình hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc nên phụ huynh học sinh có thể đăng ký khi có nhu cầu. Những phụ huynh chưa đăng ký có thể đăng ký bổ sung”- ông Phạm Xuân Tiến cho biết.

Mức giá cho 1 hộp sữa 180 ml dự kiến tối đa là 6800 đồng/ 1 hộp, không tăng giá đến hết năm 2020, trong đó Ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 20% và phụ huynh chỉ phải đóng góp 50%, nghĩa là không quá 3400 đồng/ 1 hộp sữa tươi 180 ml.

Đây là mức giá rất rẻ do đã được trợ giá, và vẫn có chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện quy định hiện hành của Bộ Y tế. Để cung cấp sữa cho 1,2 triệu học sinh trong 1 ngày đòi hỏi đó là một doanh nghiệp lớn, có tiềm lực và chắc chắn đó sẽ là một thương hiệu lớn, được người dân tin tưởng.

Ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chương trình đấu thầu mua hồ sơ tham gia cung cấp sữa cho Chương trình Sữa học đường được bắt đầu từ ngày 11/9 đến 1/10. Sau 3 ngày (đến 14/9) đã có 7 hãng sữa đăng ký mua hồ sơ đấu thầu.

Hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của bộ Y tế đưa ra trong việc cung cấp sữa học đường cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học. Việc sản xuất sữa cũng phải có quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế đã quy định về sản xuất sữa.

Để đảm bảo việc thực hiện Chương trình Sữa học đường diễn ra đạt mục tiêu, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo quản lý và giám sát. Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm giám sát về thông số kỹ thuật theo yêu cầu của Chương trình Sữa học đường TP Hà Nội. Cùng với đó là giám sát giao nhận, uống sữa của các em học sinh tại nhà trường.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nghiên cứu viên cao cấp, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trả lời những thắc mắc về Chương trình Sữa học đường

Trước băn khoăn của phụ huynh về sự khác nhau giữa Sữa học đường và sữa ngoài thị trường, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nghiên cứu viên cao cấp, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay:

Sữa trong Đề án Sữa học đường ngoài việc đảm bảo dinh dường còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, Sữa học đường là sữa chuyên biệt và được tăng cường vi chất so với các loại sữa thông thường bán trên thị trường.

“Ban chỉ đạo định kỳ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra và đảm bảo về hạn sử dụng cũng như chất lượng sữa”- bà Lâm nhấn mạnh và lưu ý các trường, ngoài chất lượng sữa, cần quan tâm đến khâu vận chuyển và kho lưu trữ. Nếu có biểu hiện hộp bị bóp méo trong quá trình vận chuyển thì không cho học sinh sử dụng.

Ngày 5/7/2018, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06 Quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc TE mẫu giáo và HS tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.

Theo đó, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học, mỗi lần uống 1 hộp 180ml. Sẽ có khoảng 1.541.833 trẻ mẫu giáo và 2.364.832 HS tiểu học được hưởng thụ.

Đề án đặt ra mục tiêu, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần TE mẫu giáo và HS tiểu học đạt trên 40% và đáp ứng thêm 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D. Và sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở TE mẫu giáo và HS tiểu học xuống dưới 5,5%. Đồng thời, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở TE mẫu giáo xuống dưới 13,5%, trung bình 0,3%/năm và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở HS tiểu học trung bình mỗi năm 0,2%.

 Nguồn https://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Nội: Ưu tiên quỹ đất xây trường mầm non ở khu công nghiệp (17/9)
 Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo với GV mầm non (11/9)
 Cà Mau chủ trương hợp đồng hơn 1000 giáo viên Mầm non và THPT (11/9)
 Đà Nẵng nghiên cứu giải pháp quản lý trường mầm non tư thục sau sự việc trường Chú Ếch Con đột ngột đóng cửa (11/9)
 Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng loạt cơ sở mầm non tư thục đang hoạt động ngoài quy định (10/9)
 Không sáp nhập trường mầm non vào các trường phổ thông (10/9)
 Hậu Giang thiếu gần 1.500 giáo viên, nhân viên (7/9)
 Khánh Hòa kiểm tra chất lượng bếp ăn ở tất cả các trường mầm non (7/9)
 Yên Bái: Chuẩn bị tốt điều kiện để tách trường phổ thông có cấp học mầm non (7/9)
 Hà Tĩnh để hàng nghìn cháu chưa được đến trường là trái với Hiến pháp (6/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i