Tâm lý
   Không nên nuông chiều, hay áp đặt con cái
 

Vấn đề nuông chiều, áp đặt con cái đi đến hư hỏng, lụy phiền không có gì mới, nhưng nó luôn là vấn đề thời sự. Bởi nó luôn diễn ra hằng ngày và chưa bao giờ có hồi kết, khiến cho bậc làm cha làm mẹ phải đau đầu.

Vì tình thương bao la, trời biển, nên không ít bà mẹ yêu thương, nuông chiều con đến thái quá. Và ngược lại cũng không ít bà mẹ cực đoan, quyết đoán, áp đặt những ý muốn, nguyện vọng của mình lên con cái. Hai vế vừa nêu, nếu “ứng dụng” không khéo vô hình trung chính người mẹ đẩy cho con mình đi đến hư hỏng, và nhiều hệ lụy. Nếu đã thành nếp, biến thành thói quen, sẽ khiến nhân cách chúng “chệch hướng”, vận vào suốt cuộc đời, có khi người mẹ không nhận ra.

Nhận thức, ý thức của trẻ con luôn khác người lớn. Hễ chúng muốn là phải bằng được, không hề suy xét mặt này, mặt khác, chẳng cần biết thiệt hơn. Như khi muốn có quần áo thì chúng cứ vòi vĩnh, gây áp lực bằng cách gào lên, hay ra rả cả buổi. Nhiều đứa trẻ còn biết lợi dụng lúc có khách đến nhà để vòi vĩnh mẹ gây cho người mẹ vô cùng căng thẳng, bực bội. Có khi vì đối phó với tình thế, không ít bà mẹ “gật đầu” cho qua chuyện.  

Lâu dần, trẻ con quen thói “muốn gì được nấy”, người mẹ như thể chiếc máy cho chúng điều khiển. Trình trạng này thường hay xảy ra trong gia đình con một. Điều kiện kinh tế có, người mẹ có khi không nỡ để con mình thua kém bạn bè. Vậy là đẩy con cái bước dần lên sự ích kỷ, tham lam, chỉ biết hưởng thụ.

Không ít đứa trẻ cũng từ đó khi ra đời chúng luôn tự cho mình hơn người khác. Chúng chẳng biết nhường nhịn hay hy sinh, thậm chí chẳng cần biết đến sự công bằng, lẽ phải là gì, cứ giành lấy những lợi ích về phần mình. Thực tế cho thấy, không ít phụ nữ, rất mạnh mẽ, dứt khoát ngoài xã hội, nhưng lại yếu đuối, dễ dãi với con trong nhà. Nhiều đứa trẻ tinh ý, “khoét” vào điểm yếu này của người mẹ.

Người mẹ bao giờ cũng kỳ vọng vào tương lai con cái mình, mong muốn con có chỗ đứng trong xã hội. Từ đó nôn nóng, muốn con đạt thành quả này, thành tích nọ. Chương trình học ở nhà trường “bù đầu, bù cổ” mà vẫn muốn con mình chiều đi tập bơi, tối đi học âm nhạc... Ngày chủ nhật chúng cũng không được nghỉ ngơi. Bắt con đi học thêm ngoại ngữ, toán, tin học... trong khi họ không theo dõi sức học và thời lượng có thích hợp cho lứa tuổi các cháu hay không. Các phương tiện truyền thông lâu nay đã không ít lần khuyến cáo, xem đó như là vấn nạn mà trẻ em phải gánh chịu từ sức ép của gia đình, tác động của xã hội.

Hiện thực đã xảy ra, không ít đứa con trong gia đình vì hiếu, phải chiều theo ý muốn của cha mẹ mà thi vào những trường mà mình chẳng thích, hay có sở trường về ngành học. Có những sinh viên không thích ngành y, sư phạm... nhưng vì làm cho cha mẹ vui lòng phải nặng nề ngồi giảng đường đến hai ba năm. Sự chịu đựng đến lúc vỡ ra, vậy là chúng bỏ học, năm sau thui thủi đi thi vào trường khác!

Cũng không ít cô cậu khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng... mới biết mình vào “nhằm trường”. Thế là ra làm việc không hiệu quả, bị thủ trưởng trách mắng, vậy là chán nản, trầm uất, đi đến bỏ việc...

Quả thật nuôi con thì dễ chứ dạy con để nên người vô cùng khó. Chỉ mỗi chuyện việc nào chiều con việc nào không cũng đã là bài toán luẩn quẩn không lời đáp. Biết được lĩnh vực nào là sở trường, lĩnh vực nào là sở đoản của con, không phải ai cũng có thời gian để theo dõi. Hay có lắm phụ huynh không có khả năng để nhận biết thế mạnh của con mình mà định hướng cho chúng.

Thật ra con người có khi rất giỏi ở lĩnh vực này mà “dốt đặc” ở lĩnh vực kia đến không ngờ. Cha mẹ nên sớm tìm hiểu con mình thuộc nhóm “hướng nội” hay “hướng ngoại” để giúp chúng phát huy thế mạnh nội sinh, chọn ngành nghề tốt nhất cho tương lai.

Thiết nghĩ tình thương và sự giáo dục đơn thuần vẫn chưa đủ. Cha mẹ phải dành thật nhiều thời gian để dõi theo từng bước đi của con mình từng lúc, nhằm uốn nắn kịp thời. Con tàu đi tới tương lai của con cái, vượt qua sóng gió để tới bến bờ hẳn không thể thiếu viên thuyền trường - cha mẹ - lèo lái.                     

Nguồn http://thegioitiepthi.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hoàn thiện đề cương tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ (19/9)
 Lời khuyên dành cho phụ huynh muốn con biết nhiều ngôn ngữ (17/9)
 Hình thành tư duy phản biện ở trẻ (6/9)
 Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Các thông tin người lớn cần biết (6/9)
 20 phép lịch sự “căn bản” mà bố mẹ nào cũng cần dạy con trước khi trẻ lên 10 tuổi (5/9)
 Bố mẹ cần chuẩn bị gì cho trẻ vào lớp một? (4/9)
 6 cách giúp con biết yêu thương (31/8)
 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé tiểu học với những người xung quanh (31/8)
 Mách cha mẹ cách trị một số thói hư tật xấu phổ biến của trẻ (29/8)
 Con lạc hướng vì bố mẹ (20/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i