Sức khoẻ
   Các biến chứng của bệnh sởi và cách phòng tránh
 

Hàng năm, cứ vào dịp cuối mùa đông đầu xuân là thời điểm mà bệnh sởi có cơ hội phát triển. Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em (thường là trẻ dưới 5 tuổi), nhưng người lớn cũng có thể mắc sởi. Bệnh sởi lây lan nhanh trong cộng đồng, nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị các biến chứng.

Các biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng đường hô hấp:

Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, trên phim Xquang nhìn rõ hình ảnh phế quản bị viêm..

Viêm phế quản - phổi: Đây là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau khi sởi mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng. Trên phim Xquang cho thấy có nốt mờ rải rác hai phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Viêm thanh quản: Biến chứng viêm thanh quản có thể gặp ở các giai đoạn của bệnh sởi. Biến chứng ở giai đoạn sớm, là do virut sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban, biến chứng viêm có thể mất theo nốt ban, bệnh nhân có cơn khó thở do co thắt thanh quản. Biến chứng ở giai đoạn muộn là do bội nhiễm (hay gặp do bệnh nhân sởi bị nhiễm tụ cầu, liên cầu, phế cầu...), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.

Biến chứng thần kinh: Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.

Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao, thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), xuất hiện vào tuần đầu của ban (ngày 3-5 của ban). Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao vọt, có thể co giật, rối loạn ý thức như: hôn mê, liệt nửa người hoặc một bên chi, liệt dây thần kinh số III, VII. Ngoài ra, bệnh nhân hay gặp hội chứng tháp - ngoại tháp, tiểu não, tiền đình...

Biến chứng viêm tủy biểu hiện dưới dạng liệt hai chi dưới, rối loạn cơ vòng.

Viêm màng não: Một dạng biến chứng thần kinh khác của bệnh sởi là viêm màng não kiểu thanh dịch và viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa: Đây là biến chứng ít gặp nhưng rất khó tiên lượng và để lại bệnh cảnh nặng nề, gặp ở tuổi từ 2 - 20, xuất hiện muộn sau vài năm mắc sởi. Điều này cho thấy virut sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến của biến chứng từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân có thể tử vong trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng tai - mũi - họng: thường gặp là viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai và viêm tai xương chũm.

Biến chứng vùng khoang miệng

Viêm niêm mạc miệng: Biến chứng xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh sởi là do virut sởi, thường hết cùng với ban. Biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh sởi, thường do bội nhiễm.

Cam tẩu mã: Xuất hiện muộn, do bội nhiễm một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.

Chăm sóc khi trẻ mắc sởi

Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh. Uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức. Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh nhiễm trùng cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người dân cần thực hiện các biện pháp như: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Che miệng khi ho, hắt hơi. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.

Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng bệnh.

 

Cần phân biệt sởi với các phát ban dạng sởi

Các triệu chứng của bệnh sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Hơn nữa, các phát ban của sởi có thể nhầm với các phát ban dạng dị ứng, do vậy bệnh nhân thường chủ quan.

Để phân biệt bệnh sởi và bệnh Rubella cần lưu ý:

Giai đoạn ủ bệnh: Ở bệnh Rubella từ 1-2 ngày, sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ. Ở bệnh sởi từ 2-4 ngày, sốt và triệu chứng hô hấp trung bình đến nặng.

Thời gian ban tồn tại: ở bệnh Rubella khoảng 1-2 ngày, ban màu đỏ tươi; còn ở bệnh sởi khoảng 3-5 ngày, ban màu đỏ sẫm hoặc nâu trước khi mờ dần. Ban trong bệnh Rubella dát sẩn dạng sởi nhưng thường nhỏ hơn, mọc thưa hơn và mọc sớm ngay từ ngày thứ 1 - 2, mọc cùng lúc, khi bay để lại vết thâm.

So sánh nốt ban sởi và nốt ban do dị ứng: Nốt ban do dị ứng mọc toàn thân không theo thứ tự (ban ở bệnh sởi thường mọc từ mặt, đầu rồi lan xuống tay, toàn thân và chân), thường rất ngứa, việc nổi ban do dị ứng có nguyên nhân cụ thể do yếu tố thời tiết, dị ứng thức ăn, dùng thuốc…

 BS. Hồ Hạnh

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hàng nghìn người mắc sởi do không chịu tiêm vắc xin phòng bệnh (26/2)
 Nghệ An: Quá tải người đưa trẻ đến tiêm vaccine “6 trong 1” (25/2)
 Viêm VA ở trẻ khi nào nguy hiểm? (21/2)
 Nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin đã mắc sởi, phòng bệnh thế nào? (20/2)
 Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp thế nào? (20/2)
 Dịch sởi diễn biến phức tạp, mẹ cần làm ngay những điều này để bảo vệ con khỏi mắc bệnh (19/2)
 Cảnh báo: Một tuần Hà Nội ghi nhận 78 trường hợp mắc sởi (19/2)
 Cẩm nang chăm sóc tại nhà cho trẻ mắc sởi và phát hiện dấu hiệu sớm bệnh (15/2)
 Ảnh hưởng khi trẻ ngậm mút tay - lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa (14/2)
 Mách bạn cách nhận biết một số bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i