Giáo dục mầm non
   Không cần hò hét con dọn dẹp đồ sau khi chơi, làm theo cách của giáo viên Montessori dưới đây sẽ thấy hiệu quả tức thì
 

Một giáo viên Montessori đã chia sẻ về cách cô thường dùng để khuyến khích học sinh tự động dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi vô cùng hiệu quả.

Phương pháp Montessori nổi tiếng không chỉ vì nó khuyến khích cách học trải nghiệm và những hoạt động tự điều hướng mà còn bởi những giáo viên Montessori khuyến khích học sinh trân trọng những giá trị và kỹ năng như tự lập, tự chủ và tư duy phản biện. Những điều này sẽ vô cùng hữu ích cho học sinh không chỉ trong môi trường giáo dục mà thậm chí là cả trong những hoạt động thường ngày ở nhà, bao gồm cả vui chơi.

Ảnh minh họa

Trong một bài báo của trang Motherly, Christina Clemer, một giáo viên Montessori với chứng nhận của Hiệp hội Montessori Mỹ, đã chia sẻ cách cô và những giáo viên khác thường làm để khuyến khích học sinh tự dọn đồ chơi sau giờ chơi.

1. Biến sự ngăn nắp sạch sẽ trở thành một phần của cuộc sống thường ngày

Chắc hẳn bạn đã nghe điều này rất nhiều lần trước đây- rằng trẻ học được hầu hết từ những gì chúng thấy từ những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ chúng trong cuộc sống thường ngày. Nếu ngăn nắp và gọn gàng không phải là một thứ mà bố mẹ thường coi trọng hàng ngày thì sẽ rất khó để khuyên con làm điều đó.

Một phần để thiết lập thói quen sạch sẽ là bỏ tất cả mọi món đồ trong nhà, bao gồm cả đồ chơi của trẻ ở những vị trí được định sẵn. Nếu trẻ biết được nơi để bỏ lại đồ vừa dùng, con sẽ có động lực để tự dọn dẹp hơn.

2. Vứt bớt đồ không còn dùng nữa

Ảnh minh họa

Để duy trì sự gọn gàng ngăn nắp của nhà bạn và để đảm bảo rằng sự bừa bộn không vượt quá ngoài tầm kiểm soát, có thể bạn sẽ muốn bỏ bớt đi những món đồ chơi mà con không còn chơi nữa. Bạn có thể để ra một ngày mà bạn và con có thể cùng nhau quyết định xem nên giữ đồ chơi nào và có thể vứt đi cái nào. Sau khi quyết định xong những đồ chơi nào được giữ thì hãy nhớ chỉ cho trẻ nơi cất từng loại đồ.

3. Bắt đầu luyện cho con từ sớm

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết não bộ rất nhanh trước khi chào đời cho đến khi những năm đầu đời, nó giống như một miếng bọt biển để hấp thu kiến thức vậy. Những thói quen như tự dọn dẹp, đặc biệt là khi chúng được hình thành từ sớm, có thể trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của con và con sẽ tiếp tục những thói quen đấy thậm chí là khi đã trưởng thành.

4. Đặt ra những kỳ vọng và mong đợi rõ ràng (và thống nhất)

Để giúp hướng dẫn con bạn tự dọn đồ chơi thì việc nêu những nguyên tắc và những kỳ vọng một cách rõ ràng và dễ hiểu là vô cùng quan trọng. Ví dụ, liệu có cần dọn hết đồ chơi vào cuối ngày hay không, hay trẻ được phép để một vài món đồ chơi ở khu vực chơi được định sẵn? Liệu tất cả các đồ chơi có cần được sắp xếp theo loại hay có thể để trộn lẫn với những loại đồ chơi khác trong một thùng đựng?

Ảnh minh họa

Dù bạn có muốn đặt ra nguyên tắc nào thì việc thống nhất và kiên định khi thực hiện mới là điều quan trọng nhất. Bởi vì con có thể thỉnh thoảng quên mất những nguyên tắc nên cô Christina gợi ý rằng bố mẹ nên gợi nhắc cho cô thường xuyên cho đến khi trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện mà không cần ai nhắc nhở gì nữa.

5. Giúp trẻ

Bạn có thể nhận ra rằng con có thể thỉnh thoảng bị thấy quá sức bởi nhiệm vụ dọn dẹp, đặc biệt là nếu con đã dành cả ngày chơi với rất nhiều tôi. Những lúc như vậy, bạn có thể thử giúp con hoàn thành nhiệm vụ. Đó là một cách rất hay để gợi nhắc cho con nhớ rằng con không đơn độc và con hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ nếu con phải đối mặt với một trách nhiệm khó khăn.

6. Chia nhỏ công việc ra

Ảnh minh họa

Một cách khác để giúp những đứa trẻ cảm thấy nhiệm vụ dọn dẹp quá to tát đối với chúng chính là chia nhiệm vụ thành một quá trình bao gồm những bước nhỏ. Hãy bắt đầu bằng cách để trẻ giúp bạn viết ra tất cả những gì cần làm, bắt đầu với những bước "dễ thở" như trả những món đồ về đúng vị trí cũ và dần dần chuyển sang những trách nhiệm lớn hơn. Chia công việc ra sẽ giúp điều hướng cho con theo hướng mà con phải đi để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.

7. Khơi gợi cảm giác tích cực khi thực hiện nhiệm vụ

Chúng ta đã luôn nghe về sức mạnh của quan điểm nhìn nhận khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Thái độ tích cực đối với những tình huống như thế có thể cho chúng ta động lực để làm việc thật chăm chỉ. Đối với công việc dọn dẹp cũng thế, nó sẽ giúp hình thành nên cách nhìn nhận rằng gọn gàng và ngăn nắp không nên là một thứ gì đó khiến chúng cảm thấy mệt mỏi và ghét bỏ.

 

Nguồn https://doanhnghiepvn.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (27/5)
 Sáu cách dạy trẻ tự dọn đồ chơi theo phương pháp Montessori (22/5)
 Mô hình giáo dục Waldorf Steiner - Nuôi dưỡng niềm hạnh phúc của trẻ (13/5)
 Ý kiến của Bộ GD&ĐT về biên chế giáo viên mầm non, cô nuôi (19/4)
 Hàng tỉ đồng để bồi dưỡng giáo viên mầm non ngoài công lập (13/4)
 Văn hóa ứng xử của giáo viên: Vấn đề quan trọng trong giáo dục trẻ (4/4)
 Chuẩn hiệu trưởng và giáo viên mầm non tại TP.HCM: Được không? (27/2)
 Lực đẩy với giáo dục mầm non (20/2)
 Biên chế ở cấp học mầm non Bến Tre tiếp tục gặp khó khăn (14/2)
 Cô trò được hỗ trợ ăn trưa hưởng lương viên chức (29/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i