Tâm lý
   Cần một chiến dịch nâng cao ý thức xã hội về hậu quả khôn lường của bạo hành trẻ em
 

“Tôi tin ai cũng có thể đóng góp vào việc chung này, không việc lớn thì việc nhỏ, không phức tạp thì đơn giản. Chúng tôi mong muốn mọi người sẽ đồng hành cùng chúng tôi”, TS tâm lý Lê Nguyên Phương, khẳng định.

Bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em là thực trạng nhức nhối cần sự chung tay đẩy lùi của toàn xã hội. Những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra trong thời gian qua gây phẫn nộ trong dư luận.

“Trong khi chúng ta đang chuẩn bị để đón xuân mới với những hy vọng mới sau khó khăn của 2 năm dịch bệnh, những tin tức đáng phẫn nộ về bạo hành trẻ em vẫn tiếp tục xuất hiện, với những hành động của bà mẹ ông bố ngày càng tàn nhẫn và ác độc hơn. Đau lòng đi đôi với công phẫn là những phản ứng tự nhiên ngày nào chúng ta còn mang hình hài con người và con dân của đất nước này", TS tâm lý Lê Nguyên Phương chia sẻ.

 

TS tâm lý Lê Nguyên Phương

Từng trải qua 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi từ mầm non đến đại học ở Hoa Kỳ, thực hành và tư vấn chính sách nhiều năm cho ngành tâm lý học đường tại Việt Nam khi làm chuyên gia Fullbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển tâm lý Học đường tại Việt Nam 2009, TS Lê Nguyên Phương nhận định, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở pháp lý khá đầy đủ để thực thi việc bảo vệ trẻ em.

“Tìm hiểu những thông tư hay chính sách về những vấn đề này chúng ta thấy có cơ sở pháp lý khá đầy đủ để bảo vệ trẻ và trừng phạt kẻ bạo hành.

Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em gồm các INGO (tổ chức phi chính phủ quốc tế) đã có một tuyên bố chung về việc bạo hành trẻ em. Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cũng đã hoàn thành bộ tài liệu Hỗ trợ Sức khỏe Tâm thần và Tâm lý Xã hội trong Thảm họa và Tình huống Khẩn cấp dành cho chuyên viên lẫn cán bộ địa phương.

Chính quyền cũng đã kịp thời có Nghị định 130/2021 NĐ-CP về việc xử phạt những người không thông báo, không cung cấp thông tin, che giấu, ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại.

Tôi rất ủng hộ những nỗ lực này của các ban ngành đoàn thể nói trên. Việc kế tiếp họ có thể làm là xây dựng kế hoạch và quy trình, phổ biến đến từng địa phương và cơ sở, đào tạo cán bộ và quần chúng, theo dõi và cải thiện, khen thưởng và trừng phạt...”, TS Lê Nguyên Phương khẳng định.

Tổ chức các buổi nói chuyện, các hội thảo nhằm kêu gọi nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em, nuôi dạy trẻ em trong một môi trường giàu tính thiện, tính nhân bản, tiến sĩ Lê Nguyên Phương khẳng định, không ai có thể đứng ngoài cuộc trong trách nhiệm này.

 

Ảnh minh họa

Ông nói: “Từ góc độ thành viên xã hội, tôi tin tưởng những sáng kiến và hành động của xã hội có một giá trị nhất định trong việc thúc đẩy việc xây dựng văn bản pháp luật lẫn thực hiện chúng. Ngoài chính quyền, vai trò của các NGO/INGO, cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, báo chí truyền thông, tập thể những người hành nghề tâm lý/giáo dục, cho đến các phụ huynh đều có thể đóng một vai trò và trách nhiệm trong việc này.

Chúng tôi, những chuyên gia tâm lý và giáo dục, các KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) và thân hữu trong nhiều lãnh vực, thật sự mong muốn đóng góp sức mình vào một chiến dịch nâng cao ý thức xã hội về hậu quả khôn lường của bạo hành trẻ em, ngăn chặn những hành vi bạo hành trẻ em từ nhà đến trường, giáo dục các phương pháp dạy con không đòn roi, giám sát việc thực thi các chính sách bảo vệ trẻ em, …

Tôi tin ai cũng có thể đóng góp vào việc chung này, không việc lớn thì việc nhỏ, không phức tạp thì đơn giản. Chúng tôi mong muốn mọi người sẽ đồng hành cùng chúng tôi".

"Luật Trẻ em có hiệu lực từ tháng 6/2017 là cơ sở pháp lý để các cơ quan thực thi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có đầy đủ thẩm quyền, năng lực để chăm sóc trẻ ngoài môi trường gia đình khi trẻ gặp nguy hiểm"- Tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương, tác giả bộ sách nổi tiếng Dạy con trong hoang mang chia sẻ./.

Nguồn https://vov.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết giúp trẻ phát triển trí thông minh ngay từ nhỏ (12/1)
 Bệnh tự kỷ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và những tiên lượng (15/12)
 Dạy con trẻ từ xây dựng gia đình văn hóa (14/12)
 Cách phù hợp để dạy trẻ về giá trị tiền bạc (14/12)
 Ranh giới giữa hư và đúng (9/12)
 Đeo khẩu trang thời gian dài đe dọa nhận thức của trẻ? (2/12)
 Tính cách và hành vi của trẻ lên 5 (25/11)
 Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ (12/11)
 Phương pháp cai điện thoại hiệu quả cho con (10/11)
 5 điều ít người biết về trí nhớ của trẻ (23/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i