Giáo dục trẻ
   Khen con không đúng lúc bằng 10 lần hại con: Cha mẹ hãy ''uốn lưỡi 7 lần'' trước khi khen!
 

 

Lời khen có thể là con dao hai lưỡi. Cha mẹ đừng nên khen con tùy tiện.

Lời khen được xem là câu thần chú giúp cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, luôn tràn đầy động lực. Các bậc cha mẹ được khuyến khích không nên "hà tiện" lời khen ngợi. Trên thực tế, những lời khen có thể chính là một "con dao hai lưỡi", chỉ biết là nên khen con chứ không biết nên khen như thế nào, góp phần tạo ra những "trái tim thủy tinh" không biết lắng nghe ý kiến, không chấp nhận lời chỉ trích, chỉ biết ấm ức khi người khác được khen ngợi, còn mình thì không.

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nhận xét của người lớn: bố mẹ và giáo viên có thể khiến trẻ tự dằn vặt và suy nghĩ về khả năng của chính bản thân mình. Đặc biệt, có một số lời khen ngợi hoặc cách cha mẹ khen con lại là "lợi bất cập hại", ảnh hưởng tiêu cực tới cho sự độc lập, động lực, sự tự tin của trẻ.

Lời khen tác động như thế nào đến suy nghĩ của con bạn?

Carol Dweck, nhà tâm lý học và giáo sư tại Đại học Stanford, đã nghiên cứu tác động của lời khen ngợi đối với trẻ em trong nhiều thập kỷ.

Bà phát hiện ra rằng khi đứng trước khó khăn thử thách, con người thường có hai luồng tư duy:

Thứ nhất, tư duy cố định. Những người này tin rằng khả năng của con người là có hạn và đã được sớm định sẵn từ khi sinh ra.

Thứ hai, tư duy phát triển. Những người này tin rằng các kỹ năng và phẩm chất của một người có thể được trau dồi thông qua nỗ lực và sự kiên trì.


"Người có tư duy cố định thường phớt lờ những lời phản hồi của người khác, dễ dàng từ bỏ và hay so sánh mình với người khác để đo lường sự thành công. Ngược lại, những người có tư duy phát triển rất bền bỉ đối mặt với thách thức và so sánh bản thân với chính mình để tiếp tục cố gắng", bà Dweck nêu rõ sự khác biệt.

Một số nguyên tắc "nằm lòng" cha mẹ cần "uốn lưỡi 7 lần" trước khi khen con

Tập trung nhiều hơn vào việc khen ngợi quá trình chứ không phải kết quả

Trẻ em sẽ phát triển lối tư duy phát triển khi cha mẹ khen ngợi quá trình con thực hiện ("Mẹ rất thích việc con cẩn thận, tỉ mỉ chọn lựa màu sắc như vậy!"), chứ không phải kết quả ("Màu sắc trong bức vẽ của con thật đẹp! Con có mắt thẩm mỹ đấy").

Khi phụ huynh khen ngợi kết quả cuối cùng mà con đạt được, trẻ sẽ hài lòng mà dừng tại đó, không tiếp tục bền bỉ thực hiện công việc đó cũng như khát khao được học hỏi nhiều hơn nữa.

Hãy tưởng tượng hoàn cảnh thế này: Có hai cậu bé tham gia cuộc thi chạy. Bạn đầu tiên có nền tảng thể lực tốt hơn, trong khi bạn thứ hai yếu hơn. Cậu bé thứ nhất chẳng cần cố hết sức cũng giành vị trí quán quân, trong khi cậu bạn thứ hai quyết tâm chạy hết tốc lực nhưng luôn thua cuộc. Như vậy, thật buồn nếu cậu bé thứ hai chỉ vì kết quả không thắng cuộc mà không được ghi nhận sự cố gắng của mình trong suốt cuộc đua.

Trong tình huống này, phụ huynh của hai cậu bé có thể khen con bằng cách nào cho đúng? Phụ huynh của cậu bé thể lực tốt hơn có thể ghi nhận kĩ năng chạy trong lần thi đấu này của con, thay vì "nói quá" về khả năng thiên bẩm của con. Trong khi, phụ huynh của cậu bé yếu hơn nên khen con vì đã kiên trì, bền bỉ thi đấu để lần sau con vẫn tự tin và có động lực.

Hãy dạy con về bài học nhận được vì "thất bại là mẹ thành công"

Để con hình thành lối tư duy phát triển, cha mẹ cần chú ý cân bằng giữa việc khen ngợi về thành tích mà con đạt được và những điểm yếu của con. Điều quan trọng là sao để con phát hiện ra, chấp nhận và vượt qua được những điểm yếu đó. Gợi ý cho con những công cụ, cách thức mà con có thể dùng để cải thiện bản thân, và những điểm yếu đó đều nằm trong tiến trình và con có thể tiến bộ được.

Thay vì nói: "Bài toán của con đạt điểm thấp quá, con chưa học chăm chỉ rồi" thì hãy đề cập đến thất bại này như một bài học đáng quý, một trải nghiệm thú vị trong cuộc sống muôn màu. Một số câu cha mẹ có thể nhẹ nhàng hỏi han con như: "Con cảm thấy như thế nào về trải nghiệm lần này? Con nghĩ tại sao nó lại xảy đến với mình? Mẹ con ta cùng thảo luận với cô giáo để xem mình có thể làm bài tập này làm sao để không bị sai nữa nhé". Con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn về những thất bại, cảm thấy sự thất bại đáng quý hơn.

Khen con quan trọng lắm, hãy khen không sao cho đúng "vấn đề"

Một khi khen con sai cách, sai vấn đề thì lớn lên con sẽ có những thói quen sau:

1. Trẻ trở nên khôn vặt, biến bản thân trở thành kẻ cơ hội, luôn cố gắng "dẫm đạp" lên người khác để thấy hơn người.

2. Thiếu sự cảm thông, hòa đồng trong các mối quan hệ cá nhân và công việc. Trẻ không nhìn nhận được những nỗ lực của người khác mà chỉ quan tâm tới kết quả (thứ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan).

3. Khi đối mặt với thất bại, trẻ buồn bực, tức giận, cáu bẳn vì không quen với việc xác định lí do thất bại là do đâu. Khi đối mặt với thách thức và không vượt qua được nó, người này có xu hướng e sợ đối diện với chính mình, lẩn trốn khó khăn, đánh mất cơ hội của bản thân. Việc tự tạo áp lực cũng dẫn đến những suy nghĩ cực đoan, thiếu tích cực vào cuộc sống.

Thay vì nghĩ rằng mình chưa đủ năng lực, chưa đủ cố gắng, trẻ sẽ nghĩ rằng mình bị cản trở, bị gây khó dễ. Việc quy kết tội lỗi cho những yếu tố bên ngoài khiến trẻ trở thành kẻ luôn phàn nàn, chỉ biết trách móc.

Trẻ con thì chỉ là trẻ con thôi. Trẻ là tờ giấy trắng, cha mẹ nói gì con sẽ tin điều đó. Và hãy cố gắng nói cho chi tiết, đầy đủ. Cha mẹ đừng mong con có thể tự hiểu ra nếu những lời nói là không rõ ràng hay quá bóng gió.

 

Nguồn Pháp luật và Bạn đọc

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vô tình biến con trở thành người biếng nhác vì kiểu yêu thương không đúng cách của bố mẹ (20/1)
 Trẻ có 3 hành vi "KHÓ ƯA" này, bố mẹ bực bội nhưng các chuyên gia thì mỉm cười gật gù: Dấu hiệu thành công trong tương lai (20/1)
 "Mẹ đừng đánh nữa, con kiệt sức rồi" - Bé gái bị mẹ đánh, ôm mặt khóc nức nở sau khi lỡ làm một hành động với em trai (20/1)
 3 hành động sau khi ngủ dậy chứng tỏ đứa trẻ có IQ cao, bố mẹ hãy thử kiểm tra con mình nhé! (13/1)
 Chuyên gia tâm lý: Càng mắng con càng phản nghịch, chỉ vì cha mẹ quên không nói 1 câu này! (13/1)
 Bố mẹ làm việc này tưởng yêu con nhưng thực chất đang "dạy hư" trẻ (28/12)
 8 kỹ năng bố mẹ cần dạy con để tránh bị bắt cóc (20/12)
 5 bí quyết vàng giúp trẻ lớn lên tự lập, đứng vững trước sóng gió cuộc đời (20/12)
 4 dấu hiệu nhỏ cảnh báo lớn lên trẻ dễ trở thành người ích kỷ: Cha mẹ nên uốn nắn càng sớm càng tốt (20/12)
 Con nghiện điện thoại, bố mẹ nên làm gì để trẻ "cai"? (9/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i