Giáo dục trẻ
   Hiệu ứng ngược khi cha mẹ gây áp lực cho con
 

Cha mẹ gây áp lực cho con là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Nó xuất hiện nhiều và thậm chí trong xã hội đã rung lên những hồi chuông cảnh báo.



Ngay cả một biểu hiện hơi thất vọng cũng có thể khiến con rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ. (Ảnh: ITN)

Là cha mẹ, bạn luôn muốn con mình thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bạn muốn những thứ tốt nhất cho con, bạn mơ ước chúng vào được những trường cao đẳng và đại học danh giá nhất, thông thạo mọi môn học và đứng đầu lớp.

Tuy nhiên, những kỳ vọng này đôi khi vượt quá khả năng của con. Kỳ vọng của bạn trở nên khó đáp ứng, dẫn đến áp lực từ phía bạn nhiều hơn và chuyển thành nỗi lo lắng cho con.

Nguyên nhân hàng đầu của áp lực này xuất phát từ mối quan tâm đến phúc lợi của con cái và việc làm của chúng. Một yếu tố khác là những mục tiêu trước đây của cha mẹ không thể đạt được; do đó, họ cố gắng áp dụng cùng một giấc mơ cho con mình, dẫn đến sự nhầm lẫn cho đứa trẻ. Kết quả của những hành động này thường là không lành mạnh.

Mặc dù áp lực chủ yếu dựa trên ý định tốt, nhưng đôi khi phụ huynh có thể vượt quá mức mà con cái có thể chấp nhận được.

Khi còn là học sinh, con sẽ liên tục tìm kiếm sự công nhận của cha mẹ. Ngay cả một biểu hiện hơi thất vọng cũng có thể khiến con rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ. Con sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng của mình, dần dần cảm thấy sợ hãi, lo lắng và vướng vào các bệnh tâm lý khác. Theo giới chuyên gia, ảnh hưởng do căng thẳng của cha mẹ đối với con cái có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm dưới đây.

Bệnh tâm thần

Học sinh dễ mắc các bệnh tâm thần do nhiều yếu tố. Yếu tố chính là áp lực phải thành công trong học tập. Loại áp lực này chủ yếu xuất phát từ kỳ vọng quá cao của phụ huynh, buộc học sinh phải học tốt tất cả các môn học và vượt qua tất cả các kỳ thi với điểm số cao.

Áp lực liên tục ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của học sinh, đồng thời làm tăng khả năng phát triển các rối loạn như trầm cảm, thiếu ngủ và rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống

Chỉ riêng những thách thức của cuộc sống học tập, sự lo lắng về giao tiếp xã hội và quản lý thời gian là quá đủ để trẻ suy sụp. Điều làm tăng thêm những thách thức này là áp lực liên tục từ cha mẹ. Những áp lực này tạo cơ hội mới cho chứng rối loạn ăn uống ở trẻ phát triển.

Thay vì tập trung vào học tập và các hoạt động hàng ngày, áp lực gia tăng sẽ khiến trẻ mất tập trung, dẫn đến việc bỏ bữa và có thể dẫn đến rối loạn ăn uống nếu không được kiểm soát.

Thành tích học tập kém

Có một ranh giới mong manh giữa việc trở thành một bậc cha mẹ tốt và xấu. Vượt qua ranh giới sẽ có nhiều hậu quả cho con bạn trong tương lai. Áp lực học tập bạn tạo ra sẽ chỉ khiến trẻ lo lắng.

Kết quả học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bắt đầu từ khía cạnh thể chất đến tình cảm. Khi con bạn phải đối phó với mọi áp của cuộc sống và được kỳ vọng sẽ học tốt, chúng có thể sẽ bị tụt dốc trong học tập. Điều đó xảy ra khi trẻ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng của mình và cố gắng trở nên tốt hơn nhưng không bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của bạn.

Vấn đề với giấc ngủ

Những đứa trẻ liên tục cảm thấy áp lực phải học tốt ở trường có thể thức khuya học bài và khó ngủ đủ giấc. Nếu không được giám sát, các giấc ngủ không đều đặn có thể dẫn đến những trường hợp phức tạp hơn nhiều, chẳng hạn như mất ngủ triền miên.

Dễ bị chấn thương khi hoạt động thể chất

Nếu bạn thúc ép con mình tham gia các môn thể thao dù sức khỏe không tốt, điều đó sẽ dẫn đến tác hại đáng kể. Có những trường hợp, ngay cả khi bạn không yêu cầu con tham gia bằng lời nói, chúng sẽ cảm thấy áp lực về mặt cảm xúc và có thể tiếp tục tham gia các môn thể thao bất chấp chấn thương. Việc chối bỏ cơn đau hoặc cố gắng quá mức khi vết thương chưa lành có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Theo Afamily.vn

Theo Bau.edu

Theo Giáo dục và Thời đại

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 cách đơn giản dạy con lắng nghe tích cực (25/3)
 Những dấu hiệu con bạn bị bắt nạt ở trường (25/3)
 Dạy con kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến (24/3)
 Kỹ năng ứng phó từng độ tuổi của trẻ (24/3)
 Để trẻ tự tin phát triển, mẹ sửa đổi hoàn toàn những câu so sánh "cửa miệng" (24/3)
 Điều bố mẹ cần làm khi trẻ không nghe lời (20/3)
 Điều gì khiến trẻ không nghe lời? (20/3)
 Con quá nhút nhát, cha mẹ cần làm gì? (16/3)
 3 điều mẹ tuyệt đối không được nói trước mặt con (16/3)
 Đừng đặt mục tiêu dạy con "nghe lời răm rắp" (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i