Chăm sóc trẻ
   Lưu ý khi xỏ lỗ tai cho trẻ
 

Trẻ có thể được xỏ lỗ tai từ khi còn nhỏ, song cha mẹ nên hỏi ý kiến trẻ trước, tiêm phòng vaccine để ngừa nguy cơ mắc uốn ván và lựa chọn cơ sở bấm khuyên an toàn.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho rằng việc xỏ khuyên tai an toàn ở mọi lứa tuổi, nhấn mạnh cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận cho bé để chắc chắn vết thương lành, không nhiễm trùng; trẻ nên được tiêm đủ hai mũi vaccine uốn ván trước khi bấm lỗ tai.

Cha mẹ nên hỏi ý kiến trẻ trước khi xỏ lỗ tai, không nên xỏ khuyên cho trẻ em khi chưa sẵn sàng hoặc trẻ sơ sinh, mới biết đi do bé chưa thể tự quyết định mọi vấn đề.

Gia đình nên chọn vật liệu an toàn để làm khuyên tai cho trẻ với các yêu cầu như không bị xỉn màu, không bị oxy hóa, có thể làm từ thép không gỉ, titan, vàng, thủy tinh. Vật liệu phải được khử trùng, không gây kích ứng, dị ứng hoặc nhiễm trùng trong khi vết thương đang lành lại.

Khi bấm lỗ tai, cha mẹ yêu cầu khử trùng dụng cụ và không sử dụng súng xỏ lỗ. Lý do là dụng cụ thường được tái sử dụng, có thể tiếp xúc với máu và chất dịch của những người khác hoặc khiến trẻ bị nhiễm trùng. Súng xỏ lỗ tai nén các mô, ngăn cản quá trình lành vết thương.

Khuyên tai cho trẻ nên ngắn, cố định chắc chắn và làm từ vật liệu thân thiện với da. Ảnh: Freepik

Cha mẹ hãy lựa chọn người chuyên nghiệp và đảm bảo khử trùng khi xỏ lỗ tai cho bé. Nhiều người bị nhiễm trùng khi thực hiện ở các cơ sở không uy tín, sử dụng kim đâm bằng đá và kim khâu không sạch sẽ, không vô trùng.

Một cửa hàng xỏ khuyên tai an toàn phải có nhân viên rửa tay, khử trùng tay hoặc thay găng tay trước khi bắt đầu quy trình. Sau khi bấm khuyên, họ phải vệ sinh tai cho trẻ bằng chất khử trùng an toàn với cơ thể.

Nếu gia đình có tiền sử bị sẹo lồi, trẻ không nên bấm lỗ tai. Mô sẹo lồi quá mức có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới ngoại hình của trẻ. Gia đình cũng tránh cho trẻ dùng khuyên tai dài, lủng lẳng do có thể gây vướng khi trẻ hoạt động hoặc bị kéo gây rách dái tai. Trẻ nên dùng khuyên tai có vít chắc chắn để tránh lỏng, rơi ra ngoài rơi vào hệ hô hấp gây nghẹt thở.

Sau khi xỏ lỗ tai thành công, gia đình nên định kỳ vệ sinh trang sức trẻ đeo hàng ngày. Có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh lên lỗ khuyên hai lần một ngày bằng miếng bông, không tháo hoặc thay bông tai trong 4-6 tuần, chỉ nên chạm vào khuyên tai sau khi rửa tay.

Trong vài ngày đầu tiên, bé có thể bị đau, vì vậy dùng đồ chơi hoặc một vài món ăn trẻ thích để đánh lạc hướng. Nếu trẻ bị đỏ, sưng tai, có chất lỏng rỉ ra sau khi xỏ lỗ tai, có thể đã bị nhiễm trùng. Cha mẹ nên dùng dung dịch muối y tế để vệ sinh lỗ xỏ khuyên, đưa trẻ đi khám bác sĩ để lấy thuốc nếu nhiễm trùng nặng.

Chi Lê(Vnexpress.net)

(Theo Parents, Healthline)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách giúp trẻ hết lười ăn rau (17/4)
 5 cách tăng cường tiêu hóa cho trẻ (17/4)
 3 loại thực phẩm làm giảm chiều cao nhưng nhiều trẻ thích mê (17/4)
 Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu (11/4)
 3 bữa sáng tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khiến trẻ chậm lớn (11/4)
 7 sai lầm khi nấu cháo khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân (11/4)
 Cách trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ (5/4)
 7 thực phẩm giúp trẻ thông minh (5/4)
 Cách giúp trẻ thích ăn rau củ (5/4)
 Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước! (25/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i