Dinh dưỡng
   5 điều cấm kỵ khi ăn mướp đắng
 

Tuy mướp đắng rất tốt, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn.

 

Mướp đắng có khả năng kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. (Ảnh: ITN).

Mướp đắng phổ biến ở khắp mọi nơi nhưng nó đặc biệt quan trọng trong ẩm thực châu Á. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, mướp đắng từ lâu đã được sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc.

Mặc dù mướp đắng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó được biết đến nhiều nhất với khả năng kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Tuy nhiên, loại quả này cũng có một số tác dụng phụ nếu ăn với số lượng lớn, đặc biệt đối với những người đang dùng một số loại thuốc.

Các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng

Số lượng và loại chất dinh dưỡng mà bạn có thể nhận được từ mướp đắng phụ thuộc vào việc bạn ăn sống hay nấu chín. Nói chung, có ít nhất 32 hóa chất hoạt động trong loại quả này. Bạn có thể nhận được các chất dinh dưỡng sau khi ăn 1 cốc (130 gram) mướp đắng nấu chín:

- Calo: 53,3 kcal.

- Chất đạm: 1,07g.

- Tổng chất béo: 3,52 g.

- Carbohydrate: 5,45 g.

- Đường: 2,46g.

- Chất xơ: 2,47 g.

Mướp đắng cũng chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa sau:

Vitamin:

Mướp đắng là một nguồn vitamin C tuyệt vời, chứa khoảng 41,5 g loại vitamin này trong 1 cốc. Nó cũng chứa một lượng folate tốt - dạng vitamin B9 tự nhiên, mà các tế bào của bạn cần để tăng trưởng và phát triển.

Giàu canxi và kali

Mướp đắng là một nguồn natri tuyệt vời, vì chỉ 1 cốc có thể cung cấp cho bạn hơn 166 mg natri. Nó cũng chứa gấp đôi lượng canxi so với rau bina và gấp đôi lượng kali so với chuối.

Chất chống oxy hóa

Mướp đắng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị viêm và tổn thương do oxy hóa. Trong số đó, những chất mạnh nhất là axit gallic, axit chlorogenic, catechin và epicatechin.

Lợi ích của mướp đắng

Kiểm soát lượng đường trong máu

 

Mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi bạn ăn nó với số lượng được khuyến nghị. (Ảnh: ITN).

Mướp đắng được biết đến với khả năng kiểm soát và hạ thấp lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn mướp đắng dưới dạng bột khô hoặc ở dạng nước trái cây có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều này là do chiết xuất mướp đắng thường có tác dụng tương tự như insulin động vật.

Cần có nhiều nghiên cứu dựa trên con người, chất lượng cao hơn để khám phá tác dụng của loại quả này đối với bệnh nhân tiểu đường nói chung. Vì vậy, đừng coi loại quả này là chất thay thế cho thuốc insulin thông thường của bạn nếu bạn bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

Giúp chống ung thư

Các nhà khoa học đã tìm thấy một số chất chống ung thư tốt trong mướp đắng. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất cô đặc của nó có thể chống lại các tế bào ung thư trong tử cung, da, tủy xương, vú và tuyến tiền liệt.

Lưu ý rằng hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng chiết xuất mướp đắng đậm đặc cho các thí nghiệm của họ. Vẫn chưa rõ liệu ăn mướp đắng với lượng bình thường có thể giúp điều trị ung thư hay không.

Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn

Các nghiên cứu cho thấy mướp đắng chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn. Chiết xuất của nó có thể giúp chống nhiễm trùng do các loại vi khuẩn khác nhau gây ra, như E. coli, Heliobacter, Staphylococcus và Salmonella.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số loại protein trong mướp đắng có khả năng chống lại virus HSV-1, SINV và HIV.

Bạn nên ăn bao nhiêu mướp đắng trong một ngày?

Nếu bạn định bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống của mình, hãy đảm bảo chỉ ăn một lượng vừa phải mỗi ngày. Không dùng nhiều hơn 3 đến 15 gam mướp đắng sấy khô dạng bột trong một ngày.

Nếu uống dưới dạng nước trái cây tươi, hãy giới hạn lượng từ 100 đến 200 ml mỗi ngày. Nếu bạn định sử dụng chiết xuất mướp đắng, hãy giữ liều lượng trong khoảng từ 100 đến 200 mg và không quá ba lần một ngày.

Tác dụng phụ của mướp đắng

Mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi bạn ăn nó với số lượng được khuyến nghị. Nhưng nó có thể gây ra một số rủi ro về sức khỏe khi dùng với số lượng lớn hoặc ở dạng bổ sung.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của mướp đắng bao gồm rối loạn tiêu hóa. Ví dụ, uống nước mướp đắng trong nhiều ngày có thể gây khó tiêu và tiêu chảy. Điều tương tự cũng áp dụng cho chiết xuất mướp đắng. Khi dùng quá liều khuyến cáo, nó có thể gây loét dạ dày và thậm chí tổn thương thận nghiêm trọng trong những trường hợp cực đoan.

Ai không nên ăn mướp đắng?

Mặc dù mướp đắng thường được coi là an toàn, nhưng nó có thể gây rủi ro đáng kể cho một số nhóm người nhất định. Bao gồm:

Các bà mẹ đang mang thai

 

Mẹ bầu nên cảnh giác với mướp đắng. (Ảnh: ITN).

Theo một số nghiên cứu trên động vật, mướp đắng thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh.

Phụ nữ không nên ăn mướp đắng trong thời kỳ kinh nguyệt

Mướp đắng là một loại thực phẩm có vị đắng tính lạnh. Nếu phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến khí huyết đông lại, từ đó gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh.

Những người dùng insulin hoặc thuốc tiểu đường

Mướp đắng có thể tăng cường hơn nữa tác dụng của insulin hoặc thuốc theo đơn và do đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn đến mức cực đoan.

Những người bị suy nhược cơ thể

Cơ thể chúng ta có thể cảm thấy đặc biệt yếu sau khi nhịn ăn kéo dài, sau phẫu thuật hoặc mất một lượng máu lớn. Bạn nên tránh ăn mướp đắng trong những tình huống này vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Nếu bạn thuộc bất kỳ nhóm nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ và làm theo lời khuyên của họ trước khi thêm mướp đắng vào chế độ ăn uống.

Người huyết áp thấp, tiền sử huyết áp thấp

Người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nguyên nhân, công dụng của mướp đắng là giảm huyết áp và hạ đường trong máu, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người mắc bệnh huyết áp thấp.

Nếu lỡ ăn nhiều mướp đắng, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt và chóng mặt vô cùng nguy hiểm.

Tiểu Mai (Theo medicinenet.com)

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/5-dieu-cam-ky-khi-an-muop-dang-post638673.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Người ốm ăn gì cho mau khỏe? (8/5)
 Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có nên nhịn ăn? (6/5)
 Ăn lạc có tác dụng gì? (4/5)
 Người mắc Covid-19 nên và không nên ăn gì? (27/4)
 Cách ăn mít không gây nóng trong, nổi mụn (26/4)
 7 lý do nên uống nước chanh hàng ngày (25/4)
 Cách tốt nhất tăng đề kháng cho trẻ khi ca mắc Covid-19 tăng (24/4)
 7 thực phẩm đơn giản nên ăn bữa sáng tốt cho sức khỏe (20/4)
 Hai loại hạt giàu dinh dưỡng, cực tốt cho sức khỏe (18/4)
 3 loại rau quý như 'nhân sâm', chợ nào cũng có (14/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i