Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   6 điều cha mẹ nên làm giúp con phòng tránh bệnh trầm cảm

Ở độ tuổi đi học, trầm cảm ảnh hưởng đến cách nghĩ, sức khỏe thể chất và các khía cạnh khác trong cuộc sống của trẻ.


Có bằng chứng về mối liên hệ giữa căng thẳng và trầm cảm. (Ảnh: ITN).

Những lời khuyên sau đây giúp các bậc cha mẹ hỗ trợ những đứa trẻ đang sống chung với chứng trầm cảm có thể kiểm soát tình hình hoặc phòng tránh các triệu chứng.

Tránh căng thẳng

Có bằng chứng về mối liên hệ giữa căng thẳng và trầm cảm. Những người dễ bị trầm cảm có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nếu họ bị căng thẳng mãn tính.

Một số người được sinh ra với các yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người khác có thể phát triển tính nhạy cảm trong thời thơ ấu, chẳng hạn như do bị bỏ bê hoặc lạm dụng.

Một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện với các sinh viên thú y cho thấy, căng thẳng có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần, sự hài lòng trong cuộc sống và sức khỏe nói chung.

Tập thể dục

Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm và giới chuyên gia khuyến khích các bác sĩ sử dụng nó vào như một phương pháp điều trị.

Một đánh giá năm 2018 mô tả tập thể dục như một phương pháp điều trị trầm cảm. Các tác giả lưu ý rằng nó có thể tăng cường sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Trầm cảm có thể khiến một số người khó bắt đầu tập thể dục, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đi học, nhưng việc thiếu hoạt động khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Những người gặp khó khăn khi bắt đầu tập thể dục chỉ cần 5 phút đi bộ hoặc một hoạt động thú vị khác vào buổi sáng và 5 phút nữa vào buổi chiều. Từ đó, tăng dần thời gian tập luyện trong những ngày tiếp theo.

Các hướng dẫn hiện tại đều khuyến nghị bạn nên nhắm tới 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần, chia thành các phiên có thể là 5 phút, 10 phút, 30 phút, v.v.

Ăn kiêng

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm và tăng cường sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu năm 2019 kết luận rằng thay đổi chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong việc điều trị chứng trầm cảm.

Chế độ ăn tốt cho người mắc chứng trầm cảm bao gồm trái cây tươi và rau quả, trà xanh, sản phẩm từ đậu nành, dầu lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu, các loại ngũ cốc, cá. Đồng thời nên hạn chế ăn những thứ sau: Thịt đỏ và các sản phẩm từ thịt, đồ nướng làm sẵn, chất béo chuyển hóa, món tráng miệng có đường và soda.

Trái cây tươi và rau quả cung cấp chất chống oxy hóa. Những thứ này giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và tổn thương tế bào.

Trong khi đó, thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngủ đủ giấc

Theo các nghiên cứu, có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng trầm cảm và chứng mất ngủ. Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và đây cũng là một triệu chứng phổ biến.

Dưới đây là một số mẹo mà cha mẹ có thể giúp con cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên:

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.

- Cố gắng đảm bảo căn phòng yên tĩnh, tối và có nhiệt độ dễ chịu.

- Tránh các bữa ăn nặng trước khi ngủ.

- Tập thể dục trong ngày.

- Loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi khu vực ngủ và tắt 30 phút trước khi đi ngủ.

- Hãy đứng dậy nếu không ngủ trong vòng 20 phút. Đọc hoặc tìm một số thứ khác để phân tâm trong một lúc, sau đó thử lại.

- Tránh uống nhiều chất lỏng quá gần giờ đi ngủ.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng chói vào buổi tối.

Các mẹo khác bao gồm thực hiện các bài tập thở hoặc thư giãn trước khi ngủ. Kỹ thuật thở 4-7-8 cũng có thể làm dịu sự lo lắng.

Nói chuyện với bác sĩ của trẻ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung hoặc thuốc nào để đảm bảo chúng tuyệt đối an toàn.

Liệu pháp trò chuyện

Tâm lý trị liệu hay liệu pháp trò chuyện có thể giúp trẻ xác định nguyên nhân gây trầm cảm và tìm ra giải pháp thiết thực. Trị liệu có thể là trực tiếp, với một nhóm người gặp nhau chỉ để trị liệu, hoặc với thành viên trong gia đình.

Tránh các tác nhân phổ biến

Nhiều yếu tố kích hoạt các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm ở trẻ. Cha mẹ có thể giúp con tránh hoặc giảm tiếp xúc với một số tác nhân này, bao gồm:

- Tiếp xúc với tin tức, một số bộ phim và phương tiện truyền thông độc hại.

- Ngủ quá ít do thức khuya.

Nếu việc tránh các yếu tố kích hoạt không phải là một lựa chọn, thì có thể giảm mức độ tiếp xúc, chẳng hạn như bằng cách quyết định một thời điểm cụ thể trong ngày để kiểm tra điện thoại hoặc xem tin tức.

Không có gì đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể tránh được các tác nhân gây trầm cảm, nhưng lưu tâm đến chúng sẽ giúp bạn tìm ra cách giảm thiểu tác động của chúng.

Theo Afamily.vn

Theo medicalnewstoday.com

Theo VOV

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 cách kỷ luật con không cần đánh đòn (19/5)
 Trước khi con vào lớp 1, cha mẹ cần rèn 3 điều này (15/5)
 Dạy con nói gì khi người lạ cho bánh kẹo, rủ đi chơi nhưng không có bố mẹ ở đó (15/5)
 3 suy nghĩ cha mẹ cần tránh gieo vào đầu trẻ (15/5)
 Cha mẹ bớt nói 3 câu này để con cái trưởng thành hạnh phúc (8/5)
 Nuôi dạy bé trai giống như trồng cây, cha mẹ cần “chăm bón 6 loại dưỡng chất” này (8/5)
 Phải làm gì khi người lạ la mắng con bạn? (5/5)
 6 điều nên làm để con không bị tổn thương sau khi cha mẹ ly hôn (5/5)
 Muốn dạy con tự tin, cha mẹ đừng khen "con giỏi quá" (5/5)
 Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân từ những hành động nhỏ (24/4)
 Dạy trẻ cách thoát khỏi kẻ xấu đeo bám (24/4)
 Dấu hiệu trẻ nghiện công nghệ (17/4)
 Giúp con gái tự tin (17/4)
 Trang bị kiến thức cho con gái ở tuổi dậy thì (17/4)
 Giúp con thích nghi với hoàn cảnh sống (11/4)
 Hãy nhớ, nỗi đau luôn thuộc về... con trẻ! (11/4)
 Bé 3 tuổi được mẹ dạy 11 điều về giáo dục giới tính (11/4)
 Cách bố mẹ "lắm chiêu" giúp con hứng thú tự giác học bài (5/4)
 3 biểu hiện của người cha vô tâm khiến con cái tổn thương (5/4)
 Hiệu ứng ngược khi cha mẹ gây áp lực cho con (5/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i